Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất.

Bệnh khô khớp gối và các thông tin hữu ích cần nắm vững

Tình trạng bệnh khô khớp gối ngày càng diễn ra phổ biến ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết các triệu chứng cũng như cách khắc phục hiệu quả để trị bệnh mau khỏi trong bài viết dưới đây.

Bệnh khô khớp gối là gì?

Trong khớp gối con người có một chất đặc biệt quan trọng bao phủ quanh sụn khớp và các mô khớp. Đó chính là dịch nhầy hay còn gọi là chất nhầy, chất nhờn khớp gối. Khi chất nhờn không còn tiết ra hoặc tiết ra quá ít sẽ dẫn đến tình trạng bệnh khô khớp gối. Bệnh này không quá nguy hiểm nếu phát hiện sớm và chữa kịp thời. Tuy nhiên nếu để lâu sẽ tiến triển thành nhiều bệnh khác.

Biểu hiện của khô khớp gối

Những người bị khô khớp gối cảm nhận đầu tiên đó chính là các cơn đau. Cơn đau sẽ nặng hơn mỗi khi bạn đi bộ hoặc chạy bộ hoặc leo cầu thang, co duỗi các khớp. Biểu hiện khô khớp gối tiếp theo đó chính là các tiếng kêu phát ra mỗi khi vận động. Tùy vào từng tình trạng sẽ có những tiếng kêu lục cục hoặc lào xào hoặc rắc rắc khá bất tiện trong cuộc sống.

trẻ

Khô khớp gối uống thuốc gì tốt?

Khô khớp gối uống thuốc gì tốt và điều trị bằng thuốc có hiệu quả hay không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Nếu như ở giai đoạn đầu, bệnh còn nhẹ, chưa tiến triển nặng thì có thể điều trị bằng thuốc. Kết hợp với các phương pháp khác như nắn chỉnh, xoa bóp, ăn uống điều độ, tập thể dục càng giúp bệnh mau khỏi. Dưới đây là một số loại thuốc hữu ích bạn có thể tham khảo:

  • Thuốc giảm đau, giảm viêm, giảm tình trạng sưng tấy Paracetamol.
  • Thuốc kích thích khớp tiết dịch nhầy và tái tạo sụn khớp Glucosamine.
  • Thuốc hỗ trợ, phát triển xương khớp một cách chắc chắn Collagen Type II.
  • Thuốc điều trị các tổn thương ở khớp và bệnh viêm khớp Chondroitin.

Khô khớp gối nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng và các thực phẩm nạp vào cơ thể hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh khô khớp gối. Kích thích khớp gối cũng như cơ thể tiết ra dịch nhầy nhiều hơn, bạn có thể tham khảo một số thực phẩm sau:

  • Ăn các loại cá béo như cá chim, cá trắm, cá hồi.
  • Ăn các loại xương ống hoặc sườn, sụn.
  • Ăn các rau củ, quả nhiều dịch nhầy như mồng tơi, nho, việt quất, dâu tây.
  • Sử dụng liều lượng gừng, tỏi, hạt tiêu, ớt một cách phù hợp.
  • Các loại quả nhiều nước như cam, lựu, táo, thanh long, dưa hấu.
  • Các thực phẩm giàu Beta Carotene cũng chống oxy hóa tiêu diệt gốc tự do như khoai lang, quả mơ, lá bạc hà, khoai tây.

trẻ

Khô khớp gối không nên ăn gì?

Để tránh tình trạng khô khớp gối diễn biến nặng hơn bạn không nên ăn những loại thực phẩm và đồ uống sau đây:

  • Các thực phẩm chứa nhiều photpho: Nội tạng động vật, thịt đóng hộp, thịt đỏ.
  • Hạn chế ăn đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn chiên nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
  • Không nên ăn nhiều đồ ngọt, đồ mặn, bơ sữa, đồ khô.
  • Các loại hạt hạn chế dịch nhầy như hướng dương, óc chó, hạnh nhân…
  • Hạn chế ăn thịt nạc, xúc xích hay dăm bông.
  • Không nên uống rượu, bia, đồ uống có cồn, có gas.

Khô khớp gối có nên đi bộ không?

Nếu như phát hiện bệnh sớm và bệnh chưa tiến triển nặng, bạn hoàn toàn có thể thực hiện việc đi bộ hàng ngày. Đi bộ không những không ảnh hưởng đến khớp gối mà còn kích thích cơ thể tiết ra chất nhầy cũng như giúp khớp, xương chân chắc chắn hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo, bạn không nên thực hiện việc chạy bộ khi đang bị khô khớp gối hoặc viêm khớp gối.

Ngoài ra, nếu như tình trạng khô khớp gối diễn biến nặng thì cũng không nên thực hiện đi bộ. Khi đi bộ, bạn hãy đi với tốc độ trung bình từ 2 đến 3 km/h để đảm bảo các khớp gối ăn khớp và không có tác động lực quá nhiều. Bên cạnh đó, cần lựa chọn một đôi giày êm ái để hạn chế các xung lực từ dưới mặt đường. Đặc biệt, nên đi bộ trên cung đường bằng phẳng, mát mẻ, tránh vấp ngã.

trẻ

Khô khớp gối có phát triển thành lao khớp gối không?

Nhiều khách hàng lầm tưởng khô khớp gối có mối quan hệ hệ mật thiết với bệnh lao có khớp gối. Thực tế, bệnh lao khớp gối nguyên nhân chính do nhiễm khuẩn Lao hoặc các vi khuẩn bên ngoài tác động. Bệnh lao khớp gối có lây không, câu trả lời là Không.

Tuy nhiên, bệnh lao phổi thì lại có khả năng lây nhiễm rất cao. Nếu để lâu ngày không điều trị cũng sẽ ảnh hưởng, tác động và hình thành nên bệnh lao khớp gối.

Nếu thấy khớp gối có triệu chứng đau, phát ra tiếng kêu, vận động khó khăn thì bạn nên đi khám bác sĩ trước khi áp dụng các biện pháp khắc phục. Dr.Allen Chiropractic là đơn vị duy nhất trên thị trường sở hữu hệ thống chụp x-quang GXR chẩn đoán chính xác bệnh lý để đưa ra được phác đồ phù hợp với từng thể trạng.

Chiropractic là phương pháp điều trị theo hướng bảo tồn giúp giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép. Từ đó giúp trị bệnh từ gốc, xử lý triệt để các triệu chứng của bệnh như: đau nhức, tê bì chân, vận động hạn chế…

Đặc biệt nhất là hệ thống thiết bị y khoa Hoa Kỳ giúp quá trình điều trị khớp gối có hiệu quả nhanh chóng: sóng xung kích shockwave, laser thế hệ IV, hệ thống giảm áp cột sống DTS Triton, điện xung & siêu âm giúp triệt tiêu sưng viêm vùng khớp gối, chặn đứng đường truyền tín hiệu đau đến não, kích thích cơ chế tự chữa lành, tăng khả năng phục hồi bao hoạt dịch.

Để duy trì hiệu quả, kết hợp vật lý trị liệu và bài tập phục hồi chức năng khớp gối sẽ được các bác sĩ thực hiện sát sao cùng bệnh nhân, từ đó điều trị dứt điểm bệnh mà không cần can thiệp phẫu thuật, hút dịch hay uống thuốc.

trẻ

Tại Việt Nam, hệ thống phòng khám cơ xương khớp cột sống 5* Dr.Allen Chiropractic là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ Mỹ vào điều trị bệnh lý khớp gối. Với phác đồ từ Mỹ, hơn 16.000 khách hàng đã chấm dứt cơn đau cơ xương khớp dai dẳng mà không phải phụ thuộc vào thuốc giảm đau, phát hiện bệnh sớm để phòng ngừa biến chứng và loại bỏ khả năng phẫu thuật.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về bệnh khô khớp gối và những vấn đề mà người bệnh quan tâm. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã có thêm được những thông tin hữu ích. Chúc bạn có một ngày tốt lành.