Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất.

Cách chữa tê bì chân tay ở người tiểu đường hiệu quả

Cách chữa tê bì chân tay ở người tiểu đường là vấn đề rất cần thiết. Khi có phác đồ điều trị kịp thời sẽ giúp giảm thiểu tình trạng bệnh và hỗ trợ bệnh nhân hiệu quả.

Một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường đó chính là bệnh tê bì chân tay. Vậy bệnh tê bì chân tay ở bệnh nhân tiểu đường bắt nguồn từ nguyên nhân nào? Và cách chữa tê bì chân tay ở người tiểu đường như thế nào? Nếu bệnh nhân muốn tìm kiếm câu trả lời có thể tham khảo những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết sau.

Người bị bệnh tiểu đường có bị tê bì chân tay không?

Những bệnh nhân bị tiểu đường hầu hết sẽ bị tê bì chân tay. Đặc biệt ở đối tượng người già, nhiều người thường nhầm tưởng đây là triệu chứng bệnh già. Tuy nhiên, đây lại là một trong những biến chứng của người bị tiểu đường. Bởi vì, khi không kiểm soát được lượng đường trong máu sẽ khiến máu khó lưu thông trong cơ thể đặc biệt là các chi. Từ đó, gây ra triệu chứng này.

Ngoài ra, bệnh tê bì chân tay cũng có thể xuất phát bởi các bệnh lý cột sống như:á thoát vị đĩa đệm, thoái hoá đốt sống, hay sai lệch đốt sống…

Nguyên nhân người tiểu đường bị tê bì chân tay

Bệnh tiểu đường tê bì chân tay không phải là một hiện tượng hiếm gặp. Do đó, bệnh nhân thường coi vấn đề này vô cùng bình thường và không có gì quan ngại. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân tiểu đường thì tê bì chân tay lại là những biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng này liên quan trực tiếp đến dây thần kinh ngoại biên.

Trong đó, tổn thương các dây thần kinh ngoại biên là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tê bì chân tay ở bệnh nhân tiểu đường. Lượng đường trong máu tăng cao và không được kiểm soát dẫn đến dưỡng chất cung cấp cho các chi bị thiếu hụt nên gây ra biểu hiện tê bì chân tay.

Một trong những bộ phận bị ảnh trực tiếp chính là các đầu ngón chân. Đây cũng chính là lý do tại sao tê bì chân tay là triệu chứng phổ biến ở những bệnh nhân tiểu đường thay vì những bộ phận khác trên cơ thể.

Tê bì chân tay biến chứng tiểu đường cực nguy hiểm

Tê bì chân tay ở bệnh nhân tiểu đường không chỉ là một triệu chứng khó chịu mà còn dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Như: mất cảm giác ở tay, chân khiến bệnh nhân khó khăn trong việc sinh hoạt và lao động.

Biểu hiện điển hình của triệu chứng này chính là chạm vào vật nóng mà không có cảm giác. Hoặc bị những vật sắc nhọn đâm vào tay nhưng bệnh nhân không cảm thấy đau. bệnh nhân bị tiểu đường sẽ khiến máu khó lưu thông đến các chi vì vậy các vết thương ở tay chân dễ bị nhiễm trùng và hoại tử.

Trong nhiều trường hợp bệnh nhân tiểu đường bị hoại tử các chi sẽ phải cắt cụt chi. Tuy nhiên, những trường hợp này khiến cho vết thương rất khó lành thậm chí hoạt tử tiếp sâu hơn.

Chính vì vậy, để đảm bảo sức khoẻ cho bệnh nhân bị tiểu đường thì khi có bất cứ dấu hiệu nào bệnh nhân cần đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị ngay. Từ đó đưa ra những biện pháp dự phòng sớm về các biến chứng.

Một vài cách chữa tê bì chân tay ở người tiểu đường

Đây là một phần biến chứng tác động lên dây thần kinh và cần có phương pháp điều trị đúng cách. Dưới đây là một vài cách chữa tê bì chân tay cho người tiểu đường mà bạn có thể tham khảo như sau:

Kiểm soát lượng đường cho bệnh nhân bị tiểu đường

Bệnh tiểu đường với triệu chứng là tê bì chân tay là một biến chứng thần kinh ngoại biên. Do đó, để giảm thiểu tình trạng này thì bạn cần kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Người bệnh cần thường xuyên sử dụng thuốc tiểu đường theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt cần có chế độ ăn uống nghiêm ngặt, vận động thường xuyên giúp duy trì sức khỏe ổn nhất.

Trong trường hợp bệnh nhân bị béo phì trước tiên cần giảm cân để giảm các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân cần ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây, đặc biệt không sử dụng các chất kích thích: thuốc lá, rượu bia.

Kiểm tra và khám sức khỏe định kỳ tại cơ sở y tế uy tín

Khi có biểu hiện tê bì chân tay bệnh nhân nên ngâm chân tay bằng nước ấm hàng ngày và bôi kem dưỡng ẩm trước khi đi ngủ. Lưu ý, luôn sử dụng giày dép để chân tay tránh được những thương tích tác động từ bên ngoài.

Đặc biệt thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những vết thương và vết loét. Từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời tránh trường hợp bị nhiễm trùng và hoạt tử các chi.

Ngoài ra, như đã chia sẻ, triệu chứng tê bì chân tay có thể do các bệnh lý xương khớp. Do đó, bạn không nên tự ý áp dụng các phương pháp điều trị trước khi nhận được chỉ định từ bác sĩ chuyên môn. Vì vậy, ngay khi xuất hiện triệu chứng tê bì chân tay, bạn nên đi khám để xác định chính xác bệnh lý và có phác đồ điều trị phù hợp.