Nhằm phục vụ cho việc chẩn đoán chính xác các bệnh lý liên quan tới cột sống, hiện nay phương pháp chụp MRI cột sống được áp dụng phổ biến với kết quả chụp chi tiết, rõ nét.
Chụp MRI cột sống là gì?
Chụp MRI cột sống hay chụp cộng hưởng từ cột sống là xét nghiệm không xâm lấn, được chỉ định thực hiện nhằm chẩn đoán trong lĩnh vực y tế.
Chụp cộng hưởng từ không sử dụng bức xạ (tia X) mà sử dụng từ trường mạnh, sóng vô tuyến và máy tính cho ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc cơ thể bên trong.
Hình ảnh chụp MRI cột sống sẽ giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng cơ thể và phát hiện bệnh chính xác hơn. Hiện nay, chụp MRI cột sống cổ và MRI cột sống thắt lưng là xét nghiệm hình ảnh có độ nhạy nhất để chẩn đoán các bệnh lý liên quan tới cột sống cổ và cột sống thắt lưng.
Hướng dẫn đọc cộng hưởng từ cột sống
Bác sĩ sẽ đánh giá hình thái chung hoặc toàn bộ của cột sống như thế nào khi xem hình sagittal, coronal, từ đó hình thành nên khái quát chung về độ nặng của bệnh bắt đầu với hình ảnh sagittal T2W hoặc STIR.
Hướng dẫn đọc cộng hưởng từ cột sống lần lượt theo 5 đánh giá:
Đánh giá độ thẳng cột sống/dây chằng
Độ thẳng của cột sống được đánh giá ngay sau khi đánh giá hình thái chung, cột sống thẳng phải đảm bảo tất cả các thân sống (bao gồm vỏ xương phía trước, sau và bên tiếp giáp) phải thẳng trục.
Đánh giá các cấu trúc đốt sống
Cấu trúc của đốt sống có chứa tủy xương, được đánh giá bằng đặc điểm tín hiệu đúng nhằm phát hiện tổn thương khu trú.
Tín hiệu thay đổi khi có sự chênh lệch lượng các thành phần tạo máu và lượng mỡ tủy xương. Sau khi đánh giá cấu trúc đốt sống, sẽ tiếp tục xem xét phần cuống đốt sống, bản sống, mấu khớp trên và dưới, mỏm gai, mỏm ngang.
Đánh giá tủy cổ
Để bảo đảm không có u, bất thường tín hiệu khác hay gặp ở các bệnh lý, xơ cứng đa ổ, nhồi máu tủy, tổn thương viêm tủy cần phải đánh giá tủy cổ chính xác.
Xem xét các khớp, ống sống trung tâm và ngách bên
Xem xét các khớp, ống sống trung tâm và ngách bên bao gồm đánh giá thoái hóa khớp liên mấu sau (khớp động) và khớp đốt sống đĩa đệm (khớp bán động).
Xem xét mô mềm cạnh sống và các thành phần xương khác
Mô mềm cánh ống thường gặp phải các tổn thương như áp xe cạnh sống, các tổn thương u nang phần mềm cạnh sống.
Trước khi chụp MRI cột sống cần chuẩn bị gì?
Để quá trình chụp MRI cột sống diễn ra thuận lợi, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bệnh nhân:
- Thay áo choàng dành riêng khi chụp MRI cột sống hoặc mặc quần áo không có kim loại
- Tìm hiểu về tiền sử dị ứng thuốc, bệnh lý về thận, dị ứng thời tiết của người bệnh xem có thích hợp để tiêm thuốc đối quang từ trước khi chụp hay không?
- Tháo tất cả đồ trang sức và vật dụng bằng kim loại trên cơ thể
- Không cầm theo thiết bị điện tử khi chụp MRI cột sống.
Tư thế của người bệnh khi chụp MRI cột sống
Khi chụp MRI cột sống, người bệnh sẽ ở tư thế:
- Nằm ngửa, hai tay xuôi, duỗi thẳng hai chân.
- Đặt đầu nằm cố định lên bàn chụp theo hướng chân đầu.
- Cột sống được chỉnh vào giữa bàn chụp.
- Đối với bệnh nhân bị thoát vị cấp tính, sẽ được đặt đệm kê dưới đầu gối nhằm giảm đau.
Người bệnh cần lưu ý:
- Tuyệt đối không dịch chuyển cơ thể sẽ làm sai lệch kết quả chụp, hình ảnh không rõ nét làm ảnh hưởng tới việc đọc kết quả chụp MRI cột sống của bác sĩ.
- Khi chụp sẽ cảm thấy hơi nóng.
- Người bệnh được đeo nút tai để giảm tiếng ồn do máy chụp gây ra.
Chụp MRI cột sống bao nhiêu tiền?
Những người đang gặp các triệu chứng đau cột sống, chấn thương cột sống chắc hẳn đang rất quan tâm về vấn đề chụp MRI cột sống bao nhiêu tiền?
Hiện nay, bảng giá chụp MRI cột sống sẽ dao động từ 1,8 triệu đồng tới 10 triệu đồng tùy từng cơ sở y tế thực hiện. Giá chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng và cột sống cổ sẽ tương đương nhau.
Có nhiều yếu tố chi phối về giá chụp MRI cột sống, cụ thể:
- Sử dụng máy chụp loại nào, được sản xuất năm nào, máy chụp càng hiện đại chi phí chụp sẽ đắt hơn nhưng độ chính xác cao hơn.
- Chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất, đội ngũ bác sĩ ở từng cơ sở y tế chụp MRI cột sống.
- Nhu cầu chụp MRI bộ phận nào của cơ thể: chụp toàn thân sẽ có chi phí cao nhất so với chụp từng bộ phận.
- Có được áp dụng bảo hiểm khi chụp MRI cột sống hay không?
Nhìn chung, các cơ sở y tế trên cả nước có bảng giá chụp MRI khá tương đương nhau, ít chênh lệch. Quan trọng nhất là người bệnh tìm đúng địa chỉ chụp MRI cột sống uy tín, được áp dụng bảo hiểm, chất lượng máy móc chụp MRI tốt để kết quả chính xác.
Chụp MRI cột sống thắt lưng ở đâu?
Y học hiện đại đã áp dụng phổ biến việc chụp MRI cột sống trong việc chẩn đoán bệnh lý xương khớp bằng hình ảnh.
Nếu đang băn khoăn không biết chụp MRI cột sống thắt lưng ở đâu? Bạn có thể tham khảo những địa chỉ mà Dr.Allen gợi ý dưới đây:
- Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Số 16-18 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, HN).
- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Số 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, HN).
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (Số 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, quận Đống Đa, HN).
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc (số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, HN).
- Bệnh viện Bạch Mai Số (78 Giải Phóng, Phương Mai, quận Đống Đa, HN).
- Bệnh viện Chợ Rẫy (Số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP.HCM).
- Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM (Số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP.HCM).
- Bệnh viện Vinmec Central Park (208 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, quận Bình Thạnh, TP.HCM).
Với những thông tin trong bài viết, Dr.Allen hy vọng rằng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chụp MRI cột sống. Nếu bạn muốn sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ cột sống, hãy thăm khám với bác sĩ trước để được tư vấn kỹ càng nhé.