Những năm gần đây, bệnh án thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được ghi nhận ngày càng nhiều và có xu hướng trẻ hóa. Đây là hồi chuông báo động người Việt cần sớm chăm sóc sức khỏe cơ xương khớp – cột sống để phòng tránh bệnh.
Thoát vị đĩa đệm cổ là gì?
Cột sống cổ được cấu tạo gồm 7 đốt sống, từ C1 tới C7. Đây được coi là hệ trục quan trọng nâng đỡ toàn độ khu vực đầu, chứa nhiều dây thần kinh quan trọng và kết nối phần thân với não bộ trung ương.
Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống cổ. Chúng có tác dụng giảm ma sát giữa các đốt sống và giúp các chuyển động ở vùng cổ diễn ra trơn tru, linh hoạt.
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là tình trạng vòng bao xơ bị rách khiến nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài, gây chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh xung quanh. Đây chính là nguyên nhân gây ra triệu chứng đau nhức cổ vai gáy, tê bì tay cho người bệnh.
Khu vực cột sống cổ thường phải chịu nhiều áp lực nên các đĩa đệm tại đây rất dễ tổn thương. Trong đó, các vị trí tổn thương phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3C4; thoát vị đĩa đệm cổ C4C5; thoát vị đĩa đệm cổ C5C6.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Các bác sĩ thần kinh cột sống cho biết có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như:
- Vận động sai tư thế: Hành động cúi gằm cổ, đưa cổ về phía trước trong thời gian dài khi ngồi làm việc, lao động, sử dụng thiết bị điện tử… là nguyên nhân phổ biến gây ra các sai lệch đốt sống cổ và khiến đĩa đệm tổn thương.
- Nằm ngủ sai tư thế: Nằm gối quá cao, nằm gối quá thấp, tư thế ngủ sai… trong thời gian dài cũng khiến các đĩa đệm đốt sống cổ phải chịu áp lực lớn và có nguy cơ tổn thương cao.
- Lão hóa tự nhiên: Cùng với quá trình lão hóa của cơ thể, vòng sụn bên ngoài bị xơ hóa, đĩa đệm mất nước, tính đàn hồi bên trong nhân nhầy suy giảm, nên nguy cơ mắc căn bệnh thoát vị đĩa đệm càng tăng cao ở độ tuổi 50 – 60.
- Tính chất nghề nghiệp: Đặc thù công việc lao động, khuân vác nặng, nhân viên văn phòng phải ngồi lâu trong một tư thế, ít vận động khiến gia tăng áp lực lên đĩa đệm, dễ dẫn tới tình trạng thoát vị.
- Chấn thương: Các trường hợp như té ngã, chơi thể thao, tai nạn xảy ra… có thể gây ra một lực mạnh tác động lên cấu trúc cột sống và gây tổn thương đĩa đệm.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ thường được nhận biết thông qua các cơn đau cổ vai gáy. Theo tiến độ tiến triển của bệnh, cường độ đau sẽ tăng lên và kèm theo các triệu chứng khác như:
- Đau nhức từ ê ẩm đến dữ dội vùng cổ vai gáy: Cơn đau do thoát vị đĩa đệm cổ khởi phát từ mức ê ẩm tới dữ dội. Đau xuất hiện đột ngột ở sau cổ rồi lan sang gáy, vai, cánh tay. Thậm chí đi kèm là các cơn đau đầu, hoa mắt.
- Tê bì cánh tay: Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép lên rễ thần kinh có thể gây ra triệu chứng rối loạn cảm giác, tê bì, châm chích lan dọc từ cánh tay xuống bàn tay, ngón tay. Nếu tủy sống bị chèn ép, cảm giác tê bì có thể lan xuống chân.
- Hạn chế biên độ vận động: Khi thoát vị đĩa đệm cổ chèn ép tủy sống gây tổn thương, lúc này bệnh nhân gặp khó khăn khi vận động như: cứng cổ, khó xoay cổ, cúi đầu, đưa tay ra sau lưng hoặc giơ lên cao, cầm nắm khó khăn, lực tay yếu…
- Dấu hiệu khác: Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu khác như: đau một bên ngực, khó thở, khó tiểu, táo bón…
Trên thực tế, không phải bệnh nhân nào cũng có đầy đủ các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ. Để xác định chính xác bệnh, người bệnh nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa và chụp phim MRI.
Thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không điều trị sớm và không đúng cách. Phổ biến nhất là tình trạng dây thần kinh cột sống cổ bị chèn ép nặng dẫn tới đau đầu, mất ngủ triền miên, rối loạn tiền đình, rối loạn hệ thần kinh thực vật, suy giảm thị lực, suy giảm trí nhớ. Nặng hơn cả là suy giảm vận động, rối loạn cảm giác, yếu cơ tay, liệt chi.
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm cổ
Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng thuốc
Để giảm đau và giảm tình trạng căng cứng cơ do thoát vị nhanh chóng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc như ibuprofen, naproxen. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không chữa tận gốc căn nguyên gây bệnh nên tỷ lệ tái đau cao. Chưa kể, nếu bệnh nhân lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể khiến cơ thể gặp các tác dụng phụ như: đau dạ dày, men gan cao, suy thận…
Chữa thoát vị đĩa đệm theo y học cổ truyền
Các cách chữa theo y học cổ truyền có thể là uống thuốc Nam, thuốc Bắc, châm cứu, bấm huyệt… Các cách này được đánh giá là an toàn, lành tính. Tuy nhiên không ít người lạm dụng các bài thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc đã phải nhập viện vì suy đa tạng, người phù nề, suy tim, suy gan…
Tiêm ngoài màng cứng
Tiêm thuốc ngoài màng cứng ở khu vực cột sống cổ cũng là cách chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến. Mục đích của tiêm là giúp người bệnh giảm viêm và đau nhức nhanh chóng. Cơ chế của phương pháp này là đưa vào cơ thể các hoạt chất có khả năng loại bỏ các protein gây sưng viêm nhưng không có tác dụng giúp cho đĩa đệm bị thoát vị trở lại bình thường.
Người bệnh cần lưu ý là tiêm ngoài màng cứng cũng kèm theo các tác dụng không mong muốn như chóng mặt, đau đầu, thậm chí là có các rủi ro như nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh… Các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên tiêm quá 3 lần/ năm.
Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm
Khi thoát vị đĩa đệm cột sống cổ điều trị thất bại với phương pháp bảo tồn, người bệnh đau nhức dữ dội và đã bắt đầu xuất hiện các biến chứng nguy hiểm thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Phương pháp này sẽ can thiệp để cắt bỏ nhân nhầy đĩa đệm thoát vị, loại bỏ chèn ép lên dây thần kinh, tủy sống, từ đó giảm đau nhức, khôi phục lại vận động.
Phẫu thuật thường có chi phí cao, kèm theo nhiều rủi ro tiềm tàng như: nhiễm trùng, tổn thương rễ thần kinh, đau dai dẳng… Bên cạnh đó, 20% những người được phẫu thuật vẫn có khả năng tái phát bệnh.
Điều trị bằng phương pháp Chiropractic
Chiropractic (trị liệu thần kinh cột sống) là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm có nguồn gốc từ Mỹ. Bác sĩ Chiropractic sẽ xác định chính xác đốt sống sai lệch và dùng tay nắn chỉnh với một lực chuẩn xác để đưa chúng về vị trí đúng. Từ đó, loại bỏ áp lực lên cột sống, cải thiện đĩa đệm tổn thương, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép. Nhờ vậy xử lý tận gốc căn nguyên gây ra tình trạng đau nhức cổ vai gáy, tê bì tay.
Đặc biệt, trị liệu Chiropractic còn kích hoạt cơ chế tự chữa lành của cơ thể, nhờ đó đem lại sự phục hồi hiệu quả cho người bệnh mà không cần dùng thuốc hay xâm lấn. Đây được đánh giá là phương pháp điều trị an toàn bậc nhất hiện nay, phù hợp với mọi đối tượng.
Tại Việt Nam, Dr. Allen Chiropractic là hệ thống phòng khám cơ xương khớp cột sống 5 sao tiên phong ứng dụng phương pháp này trong phác đồ điều trị. Với đội ngũ bác sĩ thần kinh cột sống 100% từ Mỹ và châu Âu, công nghệ điều trị chuẩn FDA, cơ sở vật chất hiện đại, người bệnh có thể yên tâm hoàn toàn khi khám chữa bệnh tại đây.
Bên cạnh các cách điều trị đã nêu ở trên, người bệnh nên kết hợp luyện tập những bài tập nhẹ nhàng để tăng sự dẻo dai cho xương khớp, điều chỉnh tư thế sinh hoạt và làm việc hàng ngày, khi ngủ có thể dùng gối cho người thoát vị đĩa đệm cổ để giảm các cơn đau.
Như vậy, bài viết đã giải đáp từ A-Z các vấn đề về thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Hi vọng bạn đã có những hiểu biết cơ bản để phòng tránh bệnh cũng như lựa chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp nhất.