Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất.

Tổng hợp thông tin về bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt là một dị tật phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh không chỉ làm giảm khả năng di chuyển và vận động, mà còn có thể dẫn đến một số bệnh lý cơ xương khớp phổ biến. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cao gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bàn chân bẹt là gì?

Bàn chân bẹt là tình trạng lòng bàn chân (vòm bàn chân) bằng phẳng, không có hõm cong tự nhiên khi đứng trên mặt sàn.

Vòm bàn chân có cấu tạo gồm các cơ và dây chằng nối xương ở phần giữa, trước và sau thắt chặt. Hầu hết trẻ sơ sinh đều có bàn chân bẹt (không có vòm bàn chân) do cấu trúc bàn chân của trẻ chủ yếu là các mô mềm. Khi trẻ đến độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi, vòm bàn chân sẽ bắt đầu phát triển hoàn thiện. Ở giai đoạn này, nếu hõm bàn chân của trẻ vẫn chưa phát triển thì trẻ đã mắc chứng bàn chân bẹt.

Nhận biết dấu hiệu bàn chân bẹt ở trẻ

Khi trẻ 3 tuổi, cha mẹ có thể chú ý để nhận biết dấu hiệu bàn chân bẹt ở con mình. Trẻ bị bàn chân bẹt có một số dấu hiệu rõ ràng như sau:

  • Chân bé đi hình chữ V
  • Khớp gối xoay lệch và có xu hướng bị chụm vào nhau
  • Cổ chân bị xoay đổ vào trong hay ra ngoài
  • Khi đứng thẳng, bàn chân không hề có lõm

tiếng   anh   nói   dẹt   chi   phí   đâu   dáng   chức   khắc

Nguyên nhân gây bàn chân bẹt

Theo tiến sĩ – bác sĩ Joseph (Thành viên Hội đồng bác sĩ cột sống Hoa Kỳ) cho biết, nguyên nhân gây ra hội chứng bẹt phải kể đến:

  • Do di truyền từ bố mẹ hoặc người thân có tiền sử hội chứng bàn chân bẹt.
  • Do thói quen đi chân đất, ở một số trẻ có gen xương khớp mềm ở bàn chân và cũng có thể phát triển thành bàn chân bẹt.
  • Dây chằng không được cố định tốt, dẫn đến biến dạng và mất vòng cong ở bàn chân.
  • Gãy xương hoặc mắc một số bệnh về xương khớp làm tăng nguy cơ bị hội chứng bàn chân bẹt.
  • Sự chênh lệch chiều dài của hai chân gây mất chân bằng cũng có thể khiến một bàn chân dài hơn để tạo thành vòm phẳng cân bằng cho cơ thể cũng có thể gây ra sự bất thường của cột sống và bị hội chứng bàn chân bẹt.

Cách nhận biết bàn chân bẹt

Tiến sĩ Joseph (Thành viên Hội đồng bác sĩ cột sống Hoa Kỳ) gợi ý 3 cách đơn giản để cha mẹ có thể kịp thời phát bất thường ở chân của con.

  • Cách 1: Làm ướt bàn chân của trẻ (bằng nước trắng hoặc nước có màu thì càng rõ), sau đó con đặt bàn chân để in lên một tờ giấy trắng, tờ bìa hoặc phần gạch ngoài sân sao cho có thể nhìn rõ dấu chân in. Nếu nhìn thấy dấu ấn của nguyên cả bàn chân trên bề mặt in thì có khả năng trẻ đã bị mắc chứng bàn chân bẹt. Tuy nhiên, nếu phần hình in có một khoảng trống nhỏ thành hình vòm cong thì bố mẹ có thể yên tâm.
  • Cách 2: Cho trẻ dẫm chân lên cát, nếu cát lún và in hình bàn chân có đường cong thì chân trẻ bình thường và ngược lại, nếu trẻ in được cả bàn chân xuống cát thì có thể trẻ đã mắc chứng bàn chân bẹt.
  • Cách 3: Dùng trực tiếp ngón tay của bố mẹ mình đặt xuống dưới gan bàn chân của trẻ khi trẻ đứng trên mặt phẳng, nếu các ngón tay bố mẹ không thể luồn được vào gan bàn chân của trẻ thì trẻ có thể đã mắc chứng bàn chân bẹt.

Hội chứng bàn chân bẹt nguy hiểm như thế nào?

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh phải đối mặt với biến dạng bàn chân. Từ đó kéo theo những cơn đau nhức dữ dội khi vận động, bàn chân thiếu sự linh hoạt và gây mất cân bằng dẫn đến dễ té ngã. Thậm chí về lâu dài có thể gây ra viêm cơ và thoái hóa cột sống.

  • Sự mất cân bằng của hội chứng bàn chân bẹt cũng có thể gây ảnh hưởng đến lưng và cổ, gây ra các cơn đau khó chịu. Nguy cơ mắc các bệnh lý khác như cong vẹo cột sống, gai gót chân, viêm khớp bàn chân,… rất lớn.
  • Chứng bàn chân bẹt khiến các xương ở cẳng chân xoay khi đi lại, chạy nhảy, các khớp đầu gối cũng xoay lệch, từ đó dẫn đến đau, viêm hoặc thậm chí thoái hóa khớp gối.
  • Sự lệch trục cũng có thể ảnh hưởng lên tới lưng, cổ, gây ra các bệnh lý xương khớp.
  • Hội chứng này nếu không được can thiệp có thể dẫn đến cấu trúc bất thường ở ngón chân cái (ngón cái bị đẩy về phía ngón sát bên), gai gót chân, viêm cân gan chân…
  • Tình trạng cẳng chân bị lệch do bàn chân bẹt và những vấn đề về bàn chân khác có thể ảnh hưởng tới lưng và thắt lưng, cột sống.
  • Việc ngón chân cái bị đi lệch dần và sự hình thành của cái bướu có thể gây đau đớn, để lâu có thể gây nên các vấn đề nghiêm trọng cho bàn chân và đầu gối.

tiếng   anh   nói   dẹt   chi   phí   đâu   dáng   chức   khắc

Các phương pháp điều trị bàn chân bẹt

Phương pháp phẫu thuật

Hiện nay cũng có phương pháp tiểu phẫu để chỉnh trục bàn chân và đặt vào một trụ implant có tên HyProCure, là một ống titan nhỏ được đưa vào xoang tarsi để cố định bàn chân phẳng, giữ xoang tarsi ở vị trí mở ổn định. Điều này giúp giữ cho xương mắt cá chân của bệnh nhân không trượt về phía trước hay vượt ra khỏi xương gót chân và bàn chân có vòm trở lại.

Phương pháp điều trị bảo tồn – Không xâm lấn

Với những trường hợp bệnh được phát hiện sớm, cha mẹ lựa chọn phương pháp trị liệu không phẫu thuật cho trẻ với giày chỉnh hình y khoa. Giày được thiết kế với một miếng lót đặc biệt giúp tạo vòm và nâng đỡ bàn chân cho trẻ. Đeo thường xuyên, cấu trúc xương sẽ quay về vị trí cân bằng mong muốn. Việc chữa lành bàn chân bẹt của phương pháp này tốt nhất dành cho trẻ từ 2-7 tuổi.

Điều trị bàn chân bẹt tại Dr.Allen Chiropractic có gì khác biệt?

Dr.Allen Chiropractic ứng dụng công nghệ Scan 3D bằng ánh sáng Laser mới nhất – hiện đai nhất, quét toàn bộ bàn chân và xác định chính xác trọng lực, giúp bác sĩ đánh giá chính xác được mức độ bệnh lý.

Đế giày chỉnh hình được sản xuất theo công nghệ của Thụy Sĩ, thiết kế chuyên biệt cho bệnh nhân giúp nâng đỡ, tái tạo vòm bàn chân, đồng thời làm giảm các triệu chứng đau nhức khi người bệnh di chuyển. Kết hợp với trị liệu vận động có tác dụng kích thích sự linh hoạt của bàn chân, đồng thời củng cố sức bền, độ dẻo dai của các nhóm gân, cơ, dây chằng, đẩy nhanh tốc độ hồi phục cho trẻ.

tiếng   anh   nói   dẹt   chi   phí   đâu   dáng   chức   khắc

Đặc biệt, tại Dr.Allen Chiropractic, trực tiếp Tiến sĩ, bác sĩ Mỹ thăm khám, xây dựng phác đồ riêng biệt và theo sát tiến trình điều trị, đảm bảo hiệu quả cho người bệnh.