Rèn luyện thể thao hàng ngày là một thói quen vô cùng tốt mà tất cả mọi người đều nên có. Tuy nhiên khi bị thoát vị đĩa đệm, hệ xương khớp bị ảnh hưởng không còn được khỏe mạnh, dẻo dai như trước nữa, việc chơi một số môn thể thao có thể khiến bệnh tình trở nặng hơn. Vậy những môn thể thao nào sẽ tốt cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Đi bộ
Đi bộ có thể nói là bài tập vừa đơn giản, thuận tiện nhẹ nhàng và vô cùng tốt cho sức khỏe và đặc biệt vô cùng tốt cho hệ xương khớp. Tuy nhiên liệu mang lại nhiều lợi ích đến vậy nhưng những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ hay không? Sau đây hãy cùng nghe các bác sĩ tại Dr.Allen Chiropractic trả lời câu hỏi này nhé!
Việc chơi những môn thể thao hoạt động mạnh có thể nói là vô cùng nguy hiểm với những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm bởi sẽ tác động lớn đối với xương sống. Do đó, việc đi bộ nhẹ nhàng lại vô cùng được khuyến khích bởi những tác dụng to lớn:
- Đi bộ giúp giúp lưu thông máu: Việc đi bộ thường xuyên sẽ khiến mạch máu được giãn ra từ đó cải thiện tuần hoàn máu, tăng hồi phục và giảm đau.
- Đi bộ giúp cải thiện cấu trúc và tăng độ đàn hồi cho cột sống: Đi bộ có thể giúp các chất dinh dưỡng đến các mô ở cột sống tốt hơn, thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi, tăng biên độ chuyển động.
- Giúp thư giãn cơ bắp: Việc đi bộ sẽ tác động không chỉ đến vùng chân mà cơ, khớp của vùng thắt lưng cũng sẽ được giãn ra. Chính điều này giúp các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm gia tăng tính linh hoạt trong chuyển động, giảm cảm giác đau nhức.
Tuy rằng việc đi bộ rất tốt đối với những người bị thoát vị đĩa đệm nhưng nếu vận động quá sức cũng gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh. Sau đây là một số lưu ý người bệnh cần đặc biệt chú ý:
- Bắt đầu với cường độ tập luyện nhẹ nhàng, thời gian lý tưởng nhất cho người mới bắt đầu là khoảng từ 15 – 20 phút mỗi ngày. Đặc biệt chú ý không đi bộ ở những vùng đất đá gồ ghề hay những vùng nhiều dốc cao, điều đó sẽ tác động xấu đến cột sống của bạn.
- Tư thế khi đi bộ: Người bị thoát vị đĩa đệm nên đi bộ nhưng cố gắng giữ tư thế đi thẳng lưng, thả lỏng hai bên vai, vùng mũi chân vuông góc với bắp chân. Ngoài ra, nên giữ cho nhịp độ di chuyển đều đặn, không quá nhanh hoặc quá chậm, khoảng cách giữa 2 bước chân di chuyển thoải mái và thư giãn.
Như vậy câu hỏi “Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có đi bộ được không?” chúng ta đã được giải đáp chính là, đi bộ rất tốt đối với người thoát vị đĩa đệm nếu thực hiện đúng cách.
Bị thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không?
Việc đi bộ và chạy bộ là 2 môn thể thao hoàn toàn khác nhau, xét theo cấp độ vận động thì 1km chạy bộ tiêu hao thể lực gấp 5 lần so với việc đi bộ. Việc chạy bộ quá sức và sai cách sẽ dễ gây nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng đau, thậm chí gây những tác động nguy hiểm.
Tuy nhiên nếu biết chạy bộ nhẹ nhàng hợp lý thì lại là một vận động rất tốt đối với bệnh nhân. Sẽ giúp cho hệ cơ xương khớp được thả lỏng, lượng máu lưu thông tốt hơn, các đốt sống trở nên linh hoạt hơn. Đặc biệt đối với các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, khi chạy bộ các đĩa đệm sẽ được thả lỏng ra, hạn chế sự lệch ra khỏi vị trí ban đầu.
Cần đặc biệt chú ý, nếu chạy bộ không đúng cách sẽ gây ra việc phản tác dụng, làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh thậm chí là những cơn đau đột ngột cấp tính và gây nguy hiểm. Chính vì thế trước khi thực hiện chạy bộ bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ để được chỉ định chế độ tập luyện sao cho hiệu quả và an toàn.
Thoát vị đĩa đệm có đạp xe được hay không?
Ngoài đi bộ và chạy bộ có rất nhiều môn thể thao khác cũng có những tác động tốt với người bị thoát vị đĩa đệm nếu như tập đúng cách và điều độ như: Yoga, bơi lội, kéo xà và đặc biệt đó là đạp xe đạp.
Việc đạp xe sẽ giúp dây chằng trở nên linh hoạt và dẻo dai hơn, tuần hoàn và lưu thông máu tốt hơn, các rễ thần kinh đang bị chèn ép sẽ được giải phóng từ đó làm giảm tình trạng đau đi đáng kể.
Vậy tư thế đạp xe cho người thoát vị đĩa đệm như thế nào là đúng? Đó là tư thế ngồi thoải mái, thẳng lưng, tránh gù vùng lưng xuống, cúi đầu liên tục khi đạp xe. Đạp một cách chậm rãi từ từ, cường độ nhẹ nhàng thư giãn kết hợp với hít thở đều đặn sẽ mang đến hiệu quả cao nhất. Chú ý đạp xe trên địa hình bằng phẳng tránh vùng đồi núi và đoạn đường xóc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vùng đĩa đệm, làm trở nặng thêm tình trạng đau.
Chữa tận gốc thoát vị đĩa đệm bằng Chiropractic
Những phương pháp đề cập ở trên tuy rằng có thể cải thiện được tình trạng đau do thoát vị đĩa đệm tuy nhiên hiệu quả của những phương pháp này rất chậm cần nhiều thời gian và công sức để thực hiện.
Tại Dr.Allen Chiropractic hiện nay mang đến một phương pháp giải quyết tận gốc rễ bệnh thoát vị đĩa đệm một cách nhanh chóng hiệu quả cao mà không cần dùng bất kỳ viên thuốc nào. Phương pháp Chiropractic hay còn gọi là trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp các bác sĩ sẽ dùng tay tác động một lực vừa đủ theo đúng góc độ để điều chỉnh cấu trúc sai lệch của cột sống, đưa các đốt sống sai lệch về đúng vị trí. Từ đó giải phóng chèn ép lên dây thần kinh, giúp giảm đau ngay, kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thế, đưa cơ thể trở lại trạng thái tự cân bằng tự nhiên.
Đây là phương pháp có lịch sử hơn 140 năm được nhiều người Mỹ và châu Âu lựa chọn như một phương pháp chăm sóc đặc biệt, giúp bảo vệ và chữa trị hiệu quả những bệnh lý liên quan đến cột sống.
Tại Dr.Allen Chiropractic quy tụ đội ngũ y bác sĩ hơn 15 năm kinh nghiệm đến từ Mỹ và châu Âu sẽ thăm khám qua phim chụp X-Quang và khám lâm sàng chẩn đoán chính xác bệnh. Từ đó đưa ra phác đồ Chiropractic kết hợp với 5 công nghệ tân tiến nhất từ Hoa Kỳ: Laser thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave, công nghệ điện xung kết hợp siêu âm, hệ thống giảm áp cột sống DTS… giúp gia tăng khoảng cách giữa các đốt sống, kích thích mạnh mẽ quá trình tự làm lành, phục hồi vùng mô tổn thương đến mức tối đa, lấy lại toàn bộ biên độ vận động cho người bệnh.
Đội ngũ bác sĩ Mỹ tại Dr.Allen Chiropractic đã chữa khỏi cho hàng nghìn bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về xương khớp hãy đặt lịch khám với bác sĩ Hoa Kỳ ngay để được thăm khám kịp thời nhé!