Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất.

Đau đầu gối uống thuốc gì?

Tình trạng đau đầu gối có thể xuất hiện trong nhiều trường hợp khác nhau với nhiều cách khắc phục và điều trị trong đó sử dụng thuốc là một trong những phương pháp được nhiều người sử dụng nhằm giảm đau và tăng cường sức khỏe xương khớp. Vậy đâu là loại thuốc thường được sử dụng để điều trị đau đầu gối. Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau của chúng tôi để biết thêm thông tin.

Đau khớp gối uống thuốc gì?

Có rất nhiều loại thuốc chữa đau khớp gối, trong đó có thể kể đến như:

Thuốc giảm đau khớp gối Paracetamol

Acetaminophen, còn được gọi là Paracetamol, là một loại thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt, thường được sử dụng như một thay thế cho Aspirin. Tuy nhiên, cần nhớ rằng Paracetamol chỉ giảm đau và không có tác dụng điều trị viêm sưng như một số loại thuốc khác.

Hướng dẫn liều dùng:

  • Đối với người lớn: Uống 500 – 1000 mg mỗi lần, cách nhau 4 – 6 giờ.
  • Đối với trẻ em: Uống 10 – 15 mg/kg mỗi lần, cách nhau 4 – 6 giờ, và tối đa không quá 5 liều trong 24 giờ.

Tuy Acetaminophen được coi là an toàn khi sử dụng ở liều khuyến cáo, tuy nhiên, việc lạm dụng hoặc sử dụng quá liều có thể gây tổn hại cho gan và thận, dẫn đến các dấu hiệu như nước tiểu sậm màu, phân có màu đất sét, da và mắt bị vàng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, một số tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra như phát ban, nổi mẩn da, sưng mặt, môi, lưỡi, họng và khó thở.

Thuốc cũng có một số trường hợp chống chỉ định:

  • Không sử dụng nếu bạn bị dị ứng với acetaminophen hoặc paracetamol.
  • Người có bệnh gan, tiền sử nghiện rượu, bệnh thận, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Trong thời gian dùng thuốc, nên hạn chế uống rượu.

gì   nhật   nhức

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

NSAID là một nhóm thuốc được sử dụng để giảm đau và chống viêm nhờ vào khả năng ức chế enzyme cyclooxygenase (COX). NSAID có hai loại chính: một là nhóm cần kê đơn và hai là nhóm không cần kê đơn. Trong đó, các chế phẩm thuộc nhóm không kê đơn có hàm lượng hoạt chất thấp hơn so với nhóm cần kê đơn.

Hướng dẫn liều dùng: Để giảm đau, các cơ quan quản lý Dược phẩm khuyến cáo không nên sử dụng NSAID quá 5 ngày (ANSM tại Pháp) hoặc không dùng quá 10 ngày (Tờ thông tin sản phẩm của các NSAID tại Hoa Kỳ).

Tuy NSAID hữu ích trong việc giảm đau và chống viêm, nhưng cũng có một số tác dụng phụ cần lưu ý:

  • Gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn, xuất huyết dạ dày…
  • Tăng nguy cơ đau tim ở những người có bệnh tim mạch.
  • Có thể làm bệnh hen suyễn trở nặng và gây ra các phản ứng dị ứng.
  • NSAID cũng có một số trường hợp chống chỉ định:
  • Bệnh lý chảy máu không được kiểm soát.
  • Tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Suy tế bào gan mức độ vừa đến nặng.
  • Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối, cũng như phụ nữ đang cho con bú.

Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng đối với những người mắc bệnh hen phế quản, tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh tim mạch…

Thuốc chống thấp khớp (DMARDs)

Nhóm thuốc DMARDs (Disease-Modifying Antirheumatic Drugs) là một trong những loại thuốc cơ bản được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp. Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm sự tiến triển của bệnh và thường cần 8 – 12 tuần để bắt đầu thấy hiệu quả.

Liều dùng thông thường là 200 mg mỗi ngày.

Có một số tác dụng phụ phổ biến của DMARDs:

  • Đau đầu
  • Tiêu chảy
  • Giảm cảm giác ngon miệng
  • Rụng tóc
  • Loét miệng
  • Mệt mỏi
  • Ngoài ra, cũng có một số tác dụng phụ hiếm gặp có thể ảnh hưởng đến chức năng gan và thận.

Thuốc DMARDs được chống chỉ định sử dụng đối với những trường hợp sau:

  • Người có suy giảm enzyme G6PD (glucose-6 phosphate dehydrogenase).
  • Người có tổn thương gan nặng.
  • Phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng DMARDs.

gì   nhật   nhức

Thuốc Glucocorticoid trị đau khớp gối

Corticoid (hay còn được gọi là Glucocorticoid) dạng tiêm thường được dùng để giảm phản ứng viêm quá trầm trọng ở khớp. Có nhiều loại Corticoid được sử dụng để tiêm vào khớp như Hydrocortison, Prednisolon, Methylprednisolon, Triamcinolon,…

Việc tiêm thuốc Corticoid cần được thực hiện một cách thận trọng, đảm bảo vệ sinh và tuân thủ đúng thời gian của liệu trình để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các tác dụng phụ như nhiễm trùng khớp, hoại tử xương, thủng gân, teo da, và teo cơ. Corticoid không được sử dụng cho những người bệnh có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Thuốc giảm đau nhóm Opioid

Opioid là một nhóm thuốc giảm đau quan trọng và chỉ được kê đơn một cách chặt chẽ. Vì vậy, trong quá trình điều trị với loại thuốc này, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng: Người bệnh cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ:

  • Một số tác dụng phụ nhẹ phổ biến bao gồm buồn ngủ, buồn nôn, táo bón, gây cảm giác hưng phấn, và có thể gây ra ảo giác.
  • Tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm hạ huyết áp, co giật, và hôn mê.

Lưu ý: Do thuốc Opioid có khả năng gây nghiện, người bệnh không nên tự ý tăng liều lượng sử dụng.

Chống chỉ định:

  • Thuốc Opioid không được sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Việc sử dụng thuốc Opioid chỉ được thực hiện khi có sự chỉ định từ bác sĩ.

Cây thuốc nam chữa đau đầu gối

Nguyên nhân gây đau đầu gối là một vấn đề phức tạp và đa dạng. Mặc dù cây thuốc nam có một số tác dụng có lợi, nhưng không thể thay thế hoàn toàn các loại thuốc chữa bệnh. Do đó, khi gặp tình trạng đau đầu gối, việc thăm khám và điều trị dưới sự chỉ định của bác sĩ là cần thiết. Đồng thời, việc kết hợp sử dụng cây thuốc nam để giảm đau và tăng khả năng bình phục cũng là một giải pháp hữu ích.

Bài thuốc từ lá lốt

Lá lốt không chỉ được sử dụng như một loại rau giúp tăng hương vị cho món ăn, mà còn có tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là rất hiệu quả trong việc chữa đau đầu gối. Trong y học cổ truyền, danh sách các cây thuốc nam không thể thiếu lá lốt khi chữa đau đầu gối. Lá lốt có vị cay, mùi nồng đặc trưng và tính ấm, được coi là có hiệu quả trong việc ôn trung, tán hàn, kháng viêm và giải độc. Hơn nữa, lá lốt còn chứa nhiều loại tinh dầu quý hiếm, hỗ trợ sức khỏe một cách hiệu quả.

gì   nhật   nhức

Để tận dụng lá lốt trong việc chữa đau đầu gối, bạn có thể thực hiện bài thuốc sau đây:

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm lá lốt, bưởi bung, cỏ xước, và vòi voi, mỗi loại khoảng 30g.
  • Rửa sạch tất cả nguyên liệu nhiều lần để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất có hại, sau đó để ráo nước.
  • Thái nguyên liệu thành từng đoạn tùy ý và sao vàng trên lửa nhỏ cho đến khi thấy có mùi thơm thoang thoảng.
  • Sau khi sao vàng xong, bạn cho nguyên liệu vào ấm nước cùng 500ml nước lọc và sắc đến khi thấy còn khoảng 1 chén nước còn lại.
  • Chia nước lá lốt thành 3 phần và dùng trong ngày sau bữa ăn.

Cây huyết đằng

Cây huyết đằng, được biết đến với nhiều tên gọi như thuyết đằng, đại huyết đằng, dây máu người,… là một loại cây có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh liên quan đến xương khớp, đặc biệt là đau đầu gối.

Để chuẩn bị bài thuốc từ cây huyết đằng và các loại thảo dược khác, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu gồm cây huyết đằng, vòi voi, hy thiêm, thổ phục linh mỗi loại 16g; sinh địa, ngưu tất mỗi loại 12g; rễ cây cúc ảo, huyết dụ, nam độc lực, cà gai leo mỗi loại khoảng 10g.

  • Sau khi rửa sạch tất cả nguyên liệu, bạn đặt chúng vào nồi, thêm 1 lít nước lọc và đun sôi.
  • Khi nước sôi, hạ lửa nhỏ và đun đến khi nước cô đặc lại chỉ còn khoảng 250 – 200ml, sau đó tắt bếp.
  • Tiếp theo, lọc lấy nước thu được và chia thành 3 phần để uống trong ngày.

Cây cỏ xước

Một trong những phương pháp từ thiên nhiên hỗ trợ chữa đau đầu gối đáng thử là sử dụng cây cỏ xước. Cây cỏ xước đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian, có khả năng hiệu quả trong việc giảm đau và khó chịu do xương khớp, đồng thời có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm và kháng khuẩn.

Để thực hiện bài thuốc từ cây cỏ xước, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu gồm 40g cây cỏ xước, 30g hy thiêm, thổ phục linh và cỏ mực (khoảng 20g), ngải cứu và ké đầu ngựa mỗi loại 12g.

Tiếp theo, bạn rửa sạch tất cả nguyên liệu với nước để loại bỏ tạp chất, sau đó cho chúng vào nồi và đổ nước xâm xấp mặt thuốc để sắc. Đun sắc thuốc đến khi nước còn khoảng 1 nửa, sau đó tắt bếp. Chia nước thuốc thành 3 phần và dùng trong ngày.

gì   nhật   nhức

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về các loại thuốc tây và cây thuốc nam thường được sử dụng trong điều trị đau đầu gối. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã có cho mình được những thông tin hữu ích. Chúc các bạn một ngày tốt lành.

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về xương khớp liên quan đến cột sống, cổ vai gáy và chưa tìm được phương pháp và địa chỉ khám, điều trị phù hợp thì có thể tham khảo thêm về dịch vụ khám và điều trị bệnh xương khớp tại bằng phương pháp NẮN CHỈNH XƯƠNG KHỚP tại Phòng khám quốc tế Dr.Allen Chiropractic.

Dr.Allen Chiropractic là đơn vị tiên phong ứng dụng liệu pháp Chiropractic (nắn chỉnh xương khớp) trong phác đồ đa chuyên khoa điều trị bệnh lý cơ – xương khớp – cột sống mang lại hiệu quả tối ưu mà KHÔNG PHẪU THUẬT – KHÔNG DÙNG THUỐC. Không chỉ giúp khách hàng chữa lành các cơn đau, điều trị từ gốc bệnh mà còn hướng tới giúp khách hàng thay đổi quan điểm, thói quen chủ động chăm sóc sức khỏe xương khớp.

Với mục tiêu giúp người Việt được sử dụng dịch vụ y tế chuẩn Mỹ, Dr.Allen Chiropractic hội tụ đội ngũ bác sĩ Hoa Kỳ trên 10 năm kinh nghiệm, tốt nghiệp tại các trường đào tạo Chiropractic nổi tiếng trên thế giới. Đồng thời, Dr.Allen Chiropractic cũng là đơn vị đi đầu trong việc trang bị hệ thống công nghệ tối tân nhất hiện nay và chú trọng trải nghiệm dịch vụ 5* mang lại sức khỏe toàn diện cho người Việt.

Mọi câu hỏi của bạn về các bệnh lý xương khớp và dịch vụ của Dr.Allen Chiropractic vui lòng liên hệ qua hotline 19001599 để được tư vấn thêm.