Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất.

Đau nhức xương khớp tay

Đau nhức xương khớp tay có thể là đau nhức ở phần bả vai, khủy tay, cánh tay, bàn tay, khủy tay, ngón tay,… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp tay cũng rất đa dạng. Vậy đau nhức xương khớp tay là dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp tay là gì?… Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau của chúng tôi để biết thêm thông tin.

Đau nhức xương khớp tay

Đau nhức xương khớp tay là một tình trạng gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Các vấn đề này thường xảy ra ở cánh tay, bả vai, bàn tay, các ngón tay, cổ tay,… Ngoài các vấn đề cơ xương khớp, đau nhức xương khớp cũng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề bệnh lý khác.

Đau nhức xương khớp bả vai

Tình trạng đau nhói ở xương bả vai có thể được xem là hệ quả của rối loạn của hệ thần kinh cảm giác ở tủy sống cổ và phát sinh do nhiều yếu tố khác nhau. Việc xác định nguyên nhân gây bệnh là điều cần thiết để bác sĩ có thể đề xuất hướng điều trị phù hợp và đem lại hiệu quả tốt nhất có thể.

Các nguyên nhân gây đau xương bả vai có thể được chia thành hai nhóm chính:

Căng cơ hoặc chấn thương vật lý tác động trực tiếp lên xương bả vai

Phần lớn các trường hợp gây đau xương bả vai là do các căng cơ hoặc chấn thương ảnh hưởng chủ yếu vào một bên vai. Tùy vào vị trí của tổn thương, người bệnh có thể bị đau ở vai trái hoặc vai phải. Ví dụ như:

  • Chấn thương vật lý do té ngã hoặc tai nạn.
  • Căng cơ do ngủ sai tư thế.
  • Xương bả vai chịu áp lực nặng do người bệnh thường xuyên mang vác vật nặng trên vai.

Xương bả vai chịu ảnh hưởng từ một tình trạng sức khỏe khác

Thỉnh thoảng, ngoài căng cơ, đau nhức ở xương bả vai cũng có thể là tín hiệu cảnh báo cho một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, như: các vấn đề liên quan đến xương khớp. Tình trạng xương khớp không tốt là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau xương bả vai, và các tình trạng phổ biến bao gồm: thoái hóa xương khớp do tuổi tác, trượt đĩa đệm, viêm khớp (đặc biệt là viêm khớp vai), sang chấn khớp vai (chẳng hạn như gãy xương, trật khớp vai, rách gân, giãn dây chằng…), loãng xương, cong vẹo cột sống, hẹp ống sống và đau cơ xơ hóa.

Ngoài ra, viêm cột sống dính khớp cũng là một yếu tố nguy cơ cao cho vấn đề đau xương bả vai. Mặc dù đây là tình trạng viêm mãn tính ở các khớp cột sống, nhưng bệnh vẫn có thể gây đau và viêm cho nhiều khu vực xung quanh, bao gồm cả xương bả vai. Những người trong độ tuổi 20 – 40 tuổi cần chú ý đến vấn đề sức khỏe này đặc biệt hơn.

diện   mấy

Một số vấn đề sức khỏe khác

Có những trường hợp, cảm giác đau xương bả vai có thể xuất phát từ những vấn đề sức khỏe phát sinh tại phổi, ví dụ như:

  • Ung thư phổi
  • Thuyên tắc phổi
  • Vỡ phổi

Ngoài ra, cảm giác đau và nhói ở vùng xương bả vai cũng có thể do:

  • Biến chứng sau phẫu thuật
  • Loét dạ dày
  • Viêm tụy
  • Các bệnh về gan và túi mật

Một số chuyên gia còn cho rằng các vấn đề liên quan đến túi mật có thể gây đau xương bả vai phải. Tuy nhiên, viêm tụy lại có thể gây ảnh hưởng đến vùng bả vai trái.

Trật khớp xương cổ tay

Khi khớp cổ tay bị tổn thương, các xương cẳng tay và bàn tay có thể mất vị trí bình thường, gây ra tình trạng trật khớp cổ tay hay còn gọi là sai khớp cổ tay. Trật khớp có thể xảy ra ở khớp quay, khớp giữa, khớp quay trụ dưới hoặc kết hợp của nhiều chấn thương khác nhau trong trường hợp chấn thương nặng. Tuy là chấn thương không phổ biến, nhưng mất ổn định của cổ tay dưới dạng trật xương nguyệt và trật khớp quanh xương nguyệt thường bị bỏ sót.

Sai khớp cổ tay có thể dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng như rạn cơ, dây chằng, gân, tổn thương dây thần kinh và mạch máu trong hay xung quanh khớp, nguy cơ tái phát chấn thương cao và nguy cơ viêm khớp tăng khi tuổi tác tăng dần. Triệu chứng chính của sai khớp cổ tay bao gồm cơn đau dữ dội tại vùng cổ tay, đau nặng hơn khi cử động cổ tay, sưng tấy và bầm tím ở vùng bị tổn thương, khó cử động cổ tay và các triệu chứng khác như ngứa ran hoặc tê ở các ngón tay.

Đôi khi, trật khớp cổ tay có thể chèn ép lên dây thần kinh, gây ngứa ran hoặc tê ở các ngón tay. Nếu một vài xương cổ tay bị di chuyển, cổ tay có thể bị biến dạng. Triệu chứng trật khớp cổ tay và gãy xương rất giống nhau và đôi khi khó phân biệt. Thậm chí, trật khớp cổ tay thường xảy ra đồng thời với gãy xương.

diện   mấy

Đau nhức xương khớp cánh tay

Triệu chứng đau nhức cánh tay bao gồm cảm giác đau nhức, cứng khớp hay khó chịu ở một hoặc nhiều điểm trên cánh tay, ví dụ như cổ tay, khuỷu tay và vai. Nguyên nhân phổ biến nhất của đau nhức xương cánh tay là do chấn thương hoặc lạm dụng cánh tay. Cơn đau có thể bắt đầu đột ngột rồi biến mất hoặc tăng dần theo thời gian. Các triệu chứng có thể đi kèm với đau nhức cánh tay sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, bao gồm sưng tấy, đỏ da và sưng hạch bạch huyết dưới cánh tay.

Nếu gặp chấn thương ở tay, cánh tay bị biến dạng hoặc có âm thanh nứt vỡ hoặc chảy máu, hoặc cảm giác đau dữ dội, sưng ở cánh tay và khó khăn trong việc cử động hoặc xoay cánh tay như bình thường, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời. Tình trạng đau nhức cánh tay không cải thiện sau khi tự chăm sóc tại nhà, và vùng nhức tay bị ảnh hưởng ngày càng đỏ, sưng và đau hơn cũng là dấu hiệu cần chú ý và đến bác sĩ khám.

Đau nhức xương khớp ngón tay

Các nguyên nhân gây đau cứng khớp ngón tay bao gồm:

Viêm khớp ngón tay: thoái hóa khớp là một trong những dạng viêm khớp ngón tay phổ biến nhất, vô căn hoặc xảy ra sau chấn thương. Vị trí thoái hóa khớp thường ở gốc của ngón tay cái, khớp trên cùng gần đầu ngón tay nhất hoặc khớp giữa của ngón tay. Bệnh gây sưng, đau các khớp ngón tay, khớp cứng lại và khó cầm nắm đồ vật. Ngoài ra, viêm khớp ngón tay còn có các dạng khác như gút, viêm đa khớp dạng thấp, viêm xương khớp.

Thiếu canxi: khi lượng canxi trong cơ thể bị thiếu hụt nghiêm trọng sẽ dễ dẫn đến tình trạng loãng xương. Lúc này, phần xương khớp ở ngón tay kém chắc khỏe, tạo thành các gai xương, dẫn đến tình trạng tê cứng, đau khớp ngón tay. Thiếu canxi còn khiến cơ bắp co quắp, làm triệu chứng đau nặng hơn.

Loạn dưỡng cơ: bệnh di truyền khiến cho các sợi cơ bị tổn thương, xương khớp cũng suy yếu dần và dẫn đến tình trạng đau các khớp ngón tay. Bệnh thường gặp phải ở người trung niên và cao tuổi, phụ nữ phổ biến hơn đàn ông.

Hội chứng ống cổ tay: đây là căn bệnh thường gặp ở nhân viên văn phòng, những người phải thao tác liên tục với bàn phím và chuột điều khiển máy vi tính trong thời gian dài. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh đi qua ống cổ tay bị chèn ép do ống cổ tay hẹp, ảnh hưởng tới ngón tay cái và ba ngón tay giữa. Triệu chứng gồm đau tê ngón tay, sưng ngón tay, khó cầm nắm đồ vật do khớp ngón tay bị cứng lại.

Hội chứng viêm bao gân De Quervain là một căn bệnh có thể gây ra đau cổ tay do hoạt động quá mức. Bệnh thường xảy ra ở những người phải thao tác liên tục với tay, như làm vườn, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, hay thao tác với máy tính. Bệnh gây ra sưng viêm ở các gân dọc theo bên ngón cái của cổ tay, dẫn đến đau khớp cổ tay, cẳng tay và đau các khớp ngón tay cái.

diện   mấy

Các triệu chứng khác của hội chứng viêm bao gân De Quervain bao gồm sưng và đau khi cử động ngón tay cái hoặc khi đeo đồng hồ. Bệnh thường được chẩn đoán dựa trên triệu chứng và xét nghiệm lâm sàng.

Để điều trị hội chứng viêm bao gân De Quervain, người bệnh có thể sử dụng các biện pháp tự chăm sóc nhẹ nhàng như thay đổi cách thao tác, tập thể dục thường xuyên và sử dụng băng đeo để giảm đau. Nếu triệu chứng không cải thiện, bác sĩ có thể tiến hành tiêm thuốc giảm đau hoặc phẫu thuật để giải quyết tình trạng viêm bao gân.

Tóm lại, đau cổ tay là một triệu chứng khá phổ biến và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định nguyên nhân và điều trị đúng cách sẽ giúp giảm đau, tăng khả năng cử động của tay và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đau là báo hiệu của cơ thể cho con người về tình trạng bất thường của một bộ phận nào đó. Chinh vì vậy, khi thấy đau nhức ở bất kỳ một bộ phận nào đó chúng ta không nên chủ quan mà cần đi khám để kịp thời phát hiện bệnh lý hay có hướng giải quyết thích hợp nhé.