Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất.

Giải đáp thắc mắc: Mang thai có đau lưng không và những điều cần lưu ý?

Có bầu có đau lưng không, đây là câu hỏi thường gặp của chị em phụ nữ khi biết mình mang thai. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn ở bài viết dưới đây!

Triệu chứng mang thai có đau lưng không?

Đa số phụ nữ đều xuất hiện triệu chứng đau lưng khi có thai, đây được coi như một phần của thai kỳ.

Bác sĩ chỉ ra một số biểu hiện điển hình mẹ bầu có thể nhận biết:

  • Đau mỏi lưng về đêm
  • Đau xương chậu
  • Đau cột sống thắt lưng

Tuy nhiên, không loại trừ khả năng mẹ bầu bị bệnh xương khớp: thoát vị đĩa đệm, thoái hoá cột sống,… hoặc yếu tố khác. Vì thế, không nên chủ quan trước những cơn đau mỏi bất thường, thay vào đó, bạn nên thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để xác định rõ nguyên nhân gây đau lưng.

Những cơn đau lưng ở mẹ bầu thường xảy ra ở thời điểm nào?

Cơn đau lưng sẽ xuất hiện trong quá trình mang thai. Tùy vào thể trạng của từng người mà tình trạng đau lưng sẽ xuất hiện vào các thời điểm khác nhau, có người sớm có người muộn. Vậy cơn đau lưng thường xảy ra ở thời điểm nào, mời bạn đọc cùng tham khảo.

ko   mới   sao

Mang thai tuần đầu có đau lưng không?

Có thai tuần đầu có bị đau lưng không? Không ít mẹ bầu cảm thấy nhức mỏi lưng, hông và vùng xương chậu ngay ở tuần đầu thai kỳ gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Mẹ bầu có thể chấm dứt cơn đau nhức sau vài ngày, tuy nhiên cũng có thể kéo dài suốt thai kỳ.

Đau lưng khi mang thai tuần đầu có thể là tín hiệu báo tin mừng sớm cho các chị em nếu đi kèm các dấu hiệu: trễ kinh, buồn nôn, đi tiểu nhiều lần,… Mẹ bầu không cần phải lo lắng vì đây là những thay đổi sinh lý của cơ thể.

Tuy nhiên, mẹ bầu đặc biệt lưu ý và không được chủ quan khi cơ thể xuất hiện những cơn đau lưng kèm những biểu hiện sau, bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý hoặc biến chứng của thai sản.

Dấu hiệu đi kèm cần lưu ý:

  • Đau lưng lan sang vai, đùi, chân và kéo dài nhiều ngày liên tục.
  • Đau lưng dữ dội khiến khả năng đi lại, vận động bị hạn chế.
  • Đau lưng kèm theo chảy máu âm đạo, đau buốt bụng dưới.
  • Đi tiểu đau buốt, nóng rát.

Khi thấy bản thân có các biểu hiện trên, mẹ bầu cần ngay lập tức thăm khám với bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân, tránh nguy cơ làm ảnh hưởng tới thai nhi còn non nớt trong bụng mẹ.

ko   mới   sao

Bầu 3 tháng có đau lưng không?

Nhiều mẹ bầu xuất hiện những cơn đau dọc thắt lưng ở tháng thứ 3 của thai kỳ khiến cơ thể cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, giấc ngủ bị ảnh hưởng.

Dấu hiệu này xuất hiện có thể do một trong số các nguyên nhân sau đây:

Thay đổi nội tiết tố: Do cơ thể phụ nữ mang thai sẽ sản sinh ra hormone relaxin giúp giãn nở dây chằng ở khớp xương chậu, hỗ trợ quá trình sinh nở được thuận tiện. Quá trình này tác động trực tiếp đến dây chằng và các vùng cơ liền kề, từ đó khiến cột sống không được nâng đỡ gây ra các cơn đau nhức lưng và hông.

Tư thế thay đổi: Khi mang thai, phụ nữ phải ưỡn người về phía sau nhiều hơn để giữ cho cơ thể được thăng bằng. Chính điều này gây chèn ép nặng nề lên cột sống, gây ảnh hưởng tới tư thế nằm và khả năng vận động.

Căng thẳng kéo dài liên tục: Stress là tâm lý không thể tránh khỏi khi mang thai của chị em phụ nữ. Việc căng thẳng quá mức khiến các bó cơ không được thư giãn, cơ thể luôn trong tình trạng uể oải, tình trạng này là một phần nguyên nhân khiến tình trạng đau lưng trở nên trầm trọng hơn.

Cân nặng tăng không kiểm soát: Trọng lượng cơ thể người mẹ tăng nhanh chèn ép lên cột sống và vùng xương chậu, gây ra các cơn đau lưng ở phụ nữ mang thai.

Dấu hiệu động thai: Mẹ bầu ngay lập tức đến bệnh viện thăm khám nếu xuất hiện tình trạng đau bụng dữ dội kèm đau lưng ở tháng đầu, âm đạo tiết dịch bất thường vì đây có thể là dấu hiệu động thai cần được xử lý ngay.

Thai ngoài tử cung có đau lưng không?

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung khá tương đồng với mang thai bình thường. Các tình trạng thường gặp: đau lưng, đau hông, đau vùng xương chậu,… Tuy nhiên, đau lưng dưới do mang thai ngoài tử cung sẽ dữ dội hơn. Đặc biệt, nếu cơn đau kéo dài xuống cánh tay có thể báo hiệu cho việc thai ngoài tử cung sắp bị vỡ.

ko   mới   sao

Để quá trình mang thai được thuận lợi, mẹ bầu cần chú ý đến những thay đổi dù là nhỏ nhất của cơ thể. Xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh, thăm khám định kỳ với bác sĩ chuyên khoa,… là những việc mẹ bầu nên làm để duy trì một sức khỏe tốt.