Lao cột sống chiếm 1/5 tổng số ca bệnh lao ngoài phổi. Không điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân bị lao cột sống
Lao cột sống (hay gọi là lao xương cột sống) là tình trạng do viêm đốt sống – đĩa đệm do lao. Đây là tình trạng vi khuẩn lao sau khi qua phổi hoặc hệ thống tiêu hoá sẽ theo đường máu hoặc bạch huyết tấn công cột sống.
Triệu chứng lao cột sống
Lao cột sống rất khó phát hiện bởi giai đoạn đầu gần như không xuất hiện bất kỳ một biểu hiện nào. Bởi vậy, phát hiện ra biểu hiện của bệnh lao cột sống thì cũng ở giai đoạn muộn và gây nhiều khó khăn, biến chứng trong quá trình điều trị.
Tuy nhiên, một vài triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện như sau:
- Đau nhức dữ dội tại đốt sống bị tổn thương: cơn đau âm ỉ và tăng dần hoặc xuất hiện đột ngột.
- Sốt nhẹ, cân nặng sụt giảm không kiểm soát, tinh thần mệt mỏi, suy sụp.
- Teo tứ chi: Thường xuất hiện ở bệnh nhân bị lao cột sống thắt lưng, người bệnh mất dần khả năng vận động.
- Ổ bụng dưới bị căng phồng: Khi khối áp xe quá lớn gây ra hiện tượng rò rỉ mủ dưới da.
Bệnh lao cột sống có mấy dạng?
Mọi độ tuổi đều có thể bị bệnh, tuy nhiên phổ biến nhất trong khoảng từ 21 đến 30 tuổi và từ 41 đến 50 tuổi.
- Do vi khuẩn dễ tấn công hai vị trí này dẫn tới lao cột sống thường có 3 dạng phổ biến:
- Lao cột sống vùng thắt lưng và vùng ngực chiếm tỷ lệ lớn (96%), nhiều nhất là cột sống ngực (xấp xỉ 80%), xảy ra từ đốt sống ngực
- số 7 đến đốt sống thắt lưng số 3.
- Chiếm tỷ lệ nhiễm lao thấp nhất là vùng cột sống cổ với 4%.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Chụp X-quang: Hình ảnh lao cột sống sẽ xuất hiện trên phim chụp Xquang ở các tư thế được bác sĩ chỉ định. Nếu bệnh nhân bị bệnh, kích thước đĩa đệm hẹp lại. Nguy hiểm hơn, ở giai đoạn muộn khiến các thân đốt sống xuất hiện tình trạng bị dính sát vào nhau, bờ thân đốt sống trên và dưới đĩa đệm bị vi khuẩn lao phá huỷ hình thành nên ổ lao.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Ở phương pháp này, bác sĩ có thể cho thấy rõ mức độ hẹp của cột sống chẩn đoán chính xác giai đoạn của bệnh. Ngoài ra, với các dấu hiệu phù nề hoặc áp xe sẽ khiến các bác sĩ nghĩ đến bệnh lao xương cột sống hơn là các bệnh ác tính khác.
Chụp CT và xạ hình xương cũng có thể được sử dụng nhưng chụp MRI là phương pháp tốt nhất để đánh giá nguy cơ đối với tủy sống ở người bị bệnh.
Sinh thiết xương hoặc mô hoạt dịch cũng là phương pháp hường thường được sử dụng.
Lao cột sống có nguy hiểm không?
Người bệnh không nên chủ quan trước bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, bởi lao cột sống phát triển âm thầm và gây ra nhiều biến chứng không thể lường trước được.
Những biến chứng nguy hiểm mà bệnh nhân cần biết:
- Đau nhức dữ dội: Do hệ thống dây thần kinh và tủy sống bị chèn ép nặng nề bởi các ổ áp xe bên cạnh cột sống, đĩa đệm bị lún xẹp, nhân nhầy tràn ra do thoát vị đĩa đệm.
- Tê bì, yếu tứ chi, thậm chí bại liệt: Nếu dây thần kinh bị chèn ép nằm ở vị trí cột sống thắt lưng hoặc cột sống cổ.
- Biến dạng cột sống, hoặc gù nhọn cột sống do vi khuẩn lao tấn công.
- Nguy cơ cao bị gẫy xương, nhất là ở vùng cột sống cổ.
- Gây xoang, suy hô hấp cho người bệnh.
Lao cột sống có lây không?
Lao cột sống lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp bởi bản chất lao là một bệnh truyền nhiễm.
3 đường truyền nhiễm chủ yếu:
- Truyền nhiễm từ mẹ sang con
- Tiếp xúc với bệnh nhân bị bệnh
- Nhiễm vi khuẩn lao cột sống qua các vết thương hở trên da
“Tuy nhiên, lao cột sống ít lây nhiễm hơn bệnh lao phổi” – Hội đồng bác sĩ cột sống Hoa Kỳ cho biết.
Lao cột sống có chữa được không?
Với sự tiến bộ của y học, bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm và tuân thủ phác đồ của bác sĩ.
Phác đồ điều trị chia làm hai giai đoạn: Chữa bệnh lao và điều trị những tổn thương liên quan tới cột sống.
Phác đồ điều trị lao cột sống phổ biến hiện nay
Trị liệu bằng thuốc
Bệnh nhân cần kiên trì và tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc của bác sĩ chỉ định do vi khuẩn lao đáp ứng chậm với thuốc kháng lao. Thời gian kéo dài trung bình khoảng 12 đến 24 tháng hoặc kéo dài hơn tùy từng tình trạng của bệnh nhân.
Để kết quả điều trị đạt kết quả tốt nhất, người bệnh cần kết hợp chế độ dinh dưỡng đầy đủ và luyện tập thể thao khoa học, tránh vận động mạnh để phòng tránh tình trạng cứng khớp.
Phẫu thuật
Với các bệnh nhân xuất hiện những tình trạng dưới đây, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật:
- Mất cảm giác và cơ tay, cơ chân bị yếu, khó cầm nắm đồ vật, mất kiểm soát đại tiểu tiện do tủy sống bị chèn ép nghiêm trọng.
- Xuất hiện tình trạng phá huỷ xương, biến dạng và chèn ép ở tuỷ sống được phát hiện qua chụp Xquang hoặc MRI.
- Không đáp ứng với điều trị thuốc, cơn đau dữ dội không thuyên giảm.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh lao cột sống. Bệnh nhân nên chú ý đến những thay đổi hoặc những cơn đau bất thường để có những thăm khám kịp thời với bác sĩ chuyên khoa. Phát hiện sớm, điều trị ngay, hiệu quả cao mà không lo biến chứng.