Thoái hóa đĩa đệm là một căn bệnh thường gặp ở những đối tượng lớn tuổi, ngồi nhiều, làm việc nặng. Bệnh thoái hóa ở đĩa đệm nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
Đĩa đệm là một bộ phận vô cùng quan trọng có tác dụng nâng đỡ và giảm xóc cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu hình thành bệnh thoái hóa đĩa đệm sẽ tác động không nhỏ đến sức khỏe và ảnh hưởng tới cuộc sống của bệnh nhân. Vậy hãy tìm hiểu sâu về triệu chứng và nguyên nhân thoái hóa đĩa đệm để biết cách phòng tránh cũng như điều trị hiệu quả.
Những thông tin liên quan đến thoái hóa đĩa đệm là gì?
Trên cơ thể của một người hoàn chỉnh sẽ có 33 đốt sống mỗi đốt sống được ngăn cách với nhau bởi cá đĩa đệm có tác dụng giảm xóc. Khi xảy ra tình trạng thoái hóa ở đĩa đệm tức là bộ phận đĩa đệm bị mất nước co rút lại khiến các đốt sống gần nhau hơn.
Từ đó gây ra những tổn thương liên quan đến các dây thần kinh và cột sống. Thậm chí những trường hợp nặng hơn sẽ kéo theo những bệnh lý ảnh hưởng tới vùng ngực và thắt lưng.
Thoái hóa bộ phận đĩa đệm là một căn bệnh mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải đặc biệt là người cao tuổi. Căn bệnh này thường tiến triển từ giai đoạn đau lưng thông thường đến khi trở nặng và không có triệu chứng viêm.
Tuy nhiên, nếu để lâu và không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, kèm theo những cơn đau và sự bất tiện trong sinh hoạt.
Những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng thoái hóa đĩa đệm
Bộ phận đĩa đệm không giống như những cơ quan khác của cơ thể. Đĩa đệm là một bộ phận rất ít được cấp máu. Chính vì vậy, trong cuộc sống nếu đĩa đệm bị thương thì nó sẽ không thể tự phục hồi lâu dần sẽ gây ra tình trạng thoái hóa.
Dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa ở đĩa đệm:
- 60 – 80% cấu tạo của đĩa đệm là nước chính vì vậy hiện tượng mất nước của cơ thể sẽ khiến vùng đĩa đệm bị teo nhỏ và không thể thực hiện các chức năng cơ bản của bộ phận này.
- Khi hoạt động thể lực quá mức sẽ khiến phần bao nhân của đĩa đệm bị chèn ra ngoài nhiều trường hợp bị rách.
- Những chấn thương do làm việc quá sức, tai nạn, tác động vật lý sẽ gây tổn thương đến vùng đĩa đệm.
- Yếu tố về tuổi tác cũng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Bởi vì theo nghiên cứu người lớn hơn 60 tuổi thường bị thoái hóa vùng đĩa đệm. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó thì không phải bất cứ ai cũng có triệu chứng của bệnh rõ ràng.
Để hiểu hơn về căn bệnh này thì độc giả hãy cùng chúng tôi tham khảo những thông tin tiếp theo liên quan đến triệu chứng của bệnh.
Những biểu hiện và triệu chứng của bệnh thoái hóa đĩa đệm
Những biểu hiện và triệu chứng của căn bệnh này rất đa dạng và biểu hiện trên mỗi đối tượng bệnh nhân là khác nhau. Triệu chứng điển hình nhất có thể là những cơn đau liên tục xuất hiện quanh vùng đĩa đệm bị thoái hóa. Hoặc một vài triệu chứng khác thường gặp như:
- Khi bệnh nhân thực hiện các thao tác uốn cong hoặc vặn cột sống sẽ gây ra những biểu hiện đau nhức khó thực hiện.
- Việc thực hiện các cử động và thao tác sinh hoạt hàng ngày cũng rất khó khăn.
- Cơ thể thường xuyên xuất hiện triệu chứng căng cơ, co thắt cơ do sự mất cân bằng ổn định của vùng cột sống.
- Cảm giác bị đau lan tỏa ra nhiều bộ phận khác trên cơ thể hiện tượng đau nhói như bị dao đâm. Trong trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa vùng đĩa đệm cột sống cổ sẽ gây ra những cơn đau nhức ở vai, cánh tay và bàn tay. Còn thoái hóa ở đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ gây ra những cơn đau ở vùng hông, mông hoặc mặt sau của chân.
- Khi người bệnh giữ một tư thế làm việc nhất định trong một thời gian dài như đứng, ngồi hoặc cúi.
- Chân tay thường xuyên bị tê mỏi bởi vì các đốt sống khi đĩa đệm bị xẹp đã chèn ép các dây thần kinh.
Các bộ phận trên cơ thể dễ bị thoái hóa ở đĩa đệm
Đĩa đệm là bộ phận liên kết giữa các đốt sống trên cột sống. Vì vậy, những khu vực xung quanh vùng cột sống mới dễ bị thoái hóa ở đĩa đệm. Điển hình như: thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa đĩa đệm l5 s1.
Thoái hoá đĩa đệm ở vùng cột sống thắt lưng
Thoái hoá ở vùng cột sống thắt lưng nguyên nhân là do sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực lớn diễn ra trong thời gian dài. Hậu quả dẫn đến là phần sụn và xương dưới sụn bị tổn thương giảm tính đàn hồi và gây ra những cơn đau nhức ở vùng thắt lưng.
Thoái hoá đĩa đệm ở vùng cột sống cổ
Các hoạt động như khuân vác trực tiếp lên vai hoặc ngồi làm việc không đúng tư thế sẽ ảnh hưởng tới vùng cột sống cổ. Gây ra những cơn đau nhức, mỏi vai gáy lâu dần nếu không được điều trị sẽ dẫn đến hậu quả gai đốt sống cổ ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt.
Thoái hoá đĩa đệm L5 S1 là gì?
Đây là một bệnh lý liên quan đến xương khớp phản ánh trạng thái tổn thương đốt sống và thoái hóa xương sụn. Phần đĩa đệm bị tổn thương ở vị trí L5 S1 khiến cho người bệnh khó khăn trong quá trình vận động. Từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc vận động và sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.
Tuy nhiên, dù là bị thoái hóa ở bất cứ bộ phận nào đi chăng nữa thì căn bệnh này đều kéo theo các triệu chứng đau rát khó chịu ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, ngay trong hôm nay mỗi người chúng ta hãy chủ động chăm sóc sức khỏe của bản thân để đẩy lùi căn bệnh này.
Một trong những biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất đó chính là: bổ sung dưỡng chất tốt cho cơ thể, có chế độ sinh hoạt thể dục thể thao hợp lý, không làm việc quá sức,…
Bài viết này chúng tôi đã chia sẻ những thông tin chi tiết liên quan đến bệnh thoái hóa đĩa đệm. Căn bệnh tưởng chừng như vô hại nhưng lại chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên và phát hiện bệnh sớm để có phương án điều trị hiệu quả nhất.