Đau vai gáy là tình trạng phổ biến ở nhiều độ tuổi và đối tượng khác nhau. Cơn đau có thể không nguy hiểm tới tính mạng nhưng tạo cảm giác khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của bạn. Hãy cùng tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này và cách khắc phục hiệu quả nhất.
Đau vai gáy là gì?
Đau vai gáy là tình trạng co cứng cơ vùng vai gáy, gây đau nhức, khó chịu và hạn chế vận động vùng cổ. Người bệnh sẽ khó cử động quay cổ sang trái, phải hay quay đầu. Cơn đau có thể diễn ra ngắn khoảng 1 – 2 ngày hoặc kéo dài âm ỉ mãi nếu không tìm cách khắc phục. Nếu bạn bị đau vai gáy trong khoảng thời gian dài kèm theo đau lan xuống cánh tay, đó là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý cột sống nghiêm trọng như thoát vị đĩa đệm cổ, thoái hóa đốt sống cổ,…
Đa số người bệnh đau vai gáy có xu hướng dùng thuốc giảm đau, hoặc dùng cao dán làm dịu cơn đau tức thì. Tuy nhiên đó chỉ là giải pháp tạm thời, lạm dụng thuốc còn gây ra nhiều rủi ro như viêm dạ dày, ảnh hưởng gan, thận suy yếu,… Do đó, để chữa trị tận gốc bệnh đau vai gáy, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa cột sống để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác và lên phác đồ chữa bệnh.
Nguyên nhân đau vai gáy
Đau vai gáy do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, được chia thành 3 nhóm sau: nguyên nhân cơ học, nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân khác.
Nguyên nhân cơ học
- Sinh hoạt sai tư thế: Ngồi máy tính trong thời gian quá lâu, cúi gập cổ khi dùng smartphone, nằm ngủ gối quá cao hoặc quá thấp, nằm nghiêng,…
- Thói quen không lành mạnh: Tắm mưa, tắm muộn sau 10h tối, khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến hệ thần kinh cảm giác, lâu dần gây ra hiện tượng đau cổ vai gáy.
- Vận động quá sức: Tập luyện thể thao với cường độ cao, không nghỉ ngơi thư giãn cơ hoặc không khởi động kỹ trước khi tập sẽ khiến các bó cơ bị căng cứng đột ngột, gây ra đau nhức vai gáy
- Chế độ dinh dưỡng chưa khoa học: Việc thiếu một số loại vitamin, khoáng chất, đặc biệt là canxi sẽ khiến cho dây thần kinh ngoại vi hoạt động yếu hơn, gây ra các cơn đau vùng vai gáy.
- Tính chất công việc: Những công việc phải ngồi hoặc đứúng một chỗ quá lâu sẽ khiến các cơ vùng cổ, bả vai bị chèn ép, thiếu máu lưu thông nên dễ bị đau mỏi.
- Chấn thương vùng cổ: Vùng cổ vai gáy gặp chấn thương có thể làm tổn thương mô mềm, hoặc bị rách cơ, gân, dây chằng gây đau cứng cổ, đau đầu, chóng mặt.
Nguyên nhân bệnh lý
Ngoài các nguyên nhân cơ học kể trên, đau vai gáy có thể cảnh báo một số bệnh lý cột sống nghiêm trọng như:
- Thoái hóa cột sống cổ: Bệnh lý phổ biến ở độ tuổi ngoài 40 song đang có xu hướng trẻ hóa dần. Khi đó, các đốt sống sẽ mọc gai xương, gây chèn ép dây thần kinh tạo ra các cơn đau nhức, khó chịu.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Là tình trạng vỏ bao xơ đĩa đệm bị rách, nhân nhầy tràn ra ngoài gây chèn ép lên rễ thần kinh, khiến người bệnh đau nhói, hoặc đau âm ỉ kéo dài.
- Rối loạn chức năng thần kinh: Các dây thần kinh vùng cổ vai gáy bị kéo giãn quá sẽ gây đau nhức. Người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng như khó ngủ, hoa mắt chóng mặt, mất tập trung, dễ xúc động…
- Vôi hóa cột sống: Cột sống bị vôi hóa khi canxi bị lắng đọng bám vào thân đốt sống, hình thành nên các gai xương, gây chèn ép rễ thần kinh ống sống dẫn tới đau vai gáy và vận động khó khăn.
- Viêm bao khớp vai: Nguyên nhân phổ biến do chấn thương hoặc tai nạn, khớp vai bị tổn thương, gây viêm và đau vùng cổ và vai. Người bệnh sẽ thấy đau một bên khớp vai khi trời lạnh hoặc đau lúc nửa đêm. Nhiều trường hợp bệnh nhân không thể vòng tay ra sau, không với tay lấy được đồ trên cao hoặc đau khi chải đầu.
- Rối loạn khớp bả vai lồng ngực: Bệnh lý thường gặp đối với những người làm nghề lái xe, dân văn phòng, thợ may,… khi họ phải ngồi lâu một chỗ với tư thế. Điều này khiến cơ bả vai căng giãn quá mức và rút cơ lồng ngực gây nên đau nhức.
- Đau thắt ngực ổn định (Stable Angina): Bệnh lý xảy ra do động mạch vành bị thu hẹp, không thể đáp ứng nhu cầu cung cấp oxy trong máu.
- Ung thư: Nếu bạn vừa đau vai gáy lại vừa có cảm giác khó thở, ho dai dẳng, đau ngực, khàn giọng, ho ra máu, giảm cân không rõ lý do…thì rất có thể đây là triệu chứng của ung thư phổi, cần đi khám bác sĩ ngay.
Các nguyên nhân khác
- Tuổi tác: Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể khiến các cơ quan, hệ xương khớp cũng bị thoái hóa dần và suy giảm chức năng. Do vậy tỷ lệ người lớn tuổi bị đau vai gáy luôn cao hơn người trẻ.
- Thời tiết: Thời tiết cũng là tác nhân khiến cho bệnh đau vai gáy trở nặng hơn, đặc biệt khi trời chuyển lạnh. Khi đó, áp suất không khí cũng như độ ẩm không khí tăng cao, hơi lạnh sẽ xâm nhập và tấn công vào khí huyết, kinh lạc và cả các cơ xương của người bệnh, các thành mạch máu co lại, gân cơ cũng co giãn, từ đó khiến người bệnh thấy đau nhức dữ dội hơn.
Triệu chứng phổ biến của bệnh đau vai gáy
- Bệnh đau cổ vai gáy thường có những triệu chứng như:
- Đau nhức, mỏi vùng cổ vai gáy, đau tăng lên khi đi lại, ngồi lâu, vận động cổ…
- Đau hơn khi thay đổi thời tiết.
- Cơn đau có thể lan xuống bả vai, cánh tay, bàn tay và gây tê tay.
- Trường hợp nặng là khi người bệnh gặp cơn đau dữ dội, cứng cổ không thể vận động bình thường được.
Đau vai gáy khi nào thì cần gặp các bác sĩ?
Đau vai gáy không nguy hiểm đến sức khỏe của bạn chỉ khi nó có thể tự biến mất sau vài ngày. Nếu cơn đau không những không thuyên giảm mà ngày một nặng hơn, lan xuống tay hay gây đau đầu thì chắc chắn đó là dấu hiệu của các bệnh lý, cần điều trị ngay để tránh biến chứng. Cụ thể bạn cần đi khám bác sĩ khi gặp các triệu chứng dưới đây:
- Cơn đau âm ỉ, đau nhói liên tục kéo dài hơn một tuần.
- Đau cả khi nằm, khi nghỉ ngơi.
- Cơn đau lan xuống cánh tay, bàn tay và gây tê, châm chích.
- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,…
- Đau vai gáy cấp tính với cường độ đau dữ dội, cứng cổ không thể cử động.
Điều trị đau vai gáy bằng cách nào?
Trước tiên, người bệnh cần biết được chính xác nguyên nhân và tình trạng cơn đau của mình có phải do bệnh lý hay không, thông qua các hình thức kiểm tra sau đây:
- Chụp X-quang: Qua hình ảnh X-quang có thể phát hiện được các khe hẹp giữa 2 đốt sống, khối u…
- Chụp CT: Chụp hình ảnh cắt ngang chi tiết bên trong của phần cổ vai gáy.
- Chụp cộng hưởng từ: Phát hiện các yếu tố liên quan đến tủy sống, dây thần kinh, dây chằng vùng cổ vai gáy.
- Chụp tủy sống: Có thể thay thế cho phương pháp chụp cộng hưởng từ.
Có một số phương pháp điều trị cơn đau vai gáy phổ biến như: dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, cao dán giảm đau, vật lý trị liệu,… nặng hơn là phẫu thuật. Tuy nhiên người bệnh có xu hướng tái phát cơn đau khi dùng các phương pháp thông thường kể trên, và lo sợ rủi ro không dám chọn phẫu thuật cột sống vì đây được coi là giải pháp cuối cùng, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay, liệu pháp trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) với lịch sử phát triển hơn 125 năm tại Mỹ đang được hội đồng bác sĩ trên toàn thế giới tin tưởng lựa chọn. Đây là phương pháp điều trị bảo tồn cột sống an toàn, không dùng thuốc, không xâm lấn, chuyên chữa các bệnh cơ xương khớp cột sống, trong đó có bệnh đau vai gáy.
Dr.Allen Chiropractic tự hào là phòng khám quốc tế tại Việt Nam tiên phong mang đến phác đồ Mỹ chữa bệnh lý cơ xương khớp cột sống hiệu quả, điều trị từ tận gốc căn nguyên gây bệnh. Các bác sĩ chuyên ngành Chiropractic sẽ dùng tay nắn chỉnh các đốt sống sai lệch về đúng vị trí, giải phóng dây thần kinh vùng cổ vai gáy bị chèn ép, từ đó cơn đau thuyên giảm nhanh chóng do được xử lý tận gốc vấn đề.
Ngoài ra, người bệnh còn được chỉ định trị liệu kết hợp với các thiết bị y khoa nhập khẩu Hoa Kỳ (Laser, shockwave, điện xung, siêu âm, DTS,…) nhằm hỗ trợ giảm sưng viêm vị trí bị tổn thương như cơ, khớp, dây chằng, đẩy nhanh tốc độ phục hồi cho cơ thể. Các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế chuyên biệt bởi Hội đồng bác sĩ Hoa Kỳ giúp bệnh nhân khôi phục vận động vùng cổ vai gáy, trở lại cuộc sống sinh hoạt như thường ngày mà không cần dùng thuốc giảm đau.
Tùy vào tình trạng bệnh lý của người bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ trị liệu phù hợp, chuyên biệt tuân thủ nguyên tắc ba không: không phẫu thuật – không tiêm – không dùng thuốc, hiệu quả điều trị tối ưu, an toàn với mọi độ tuổi.