Bệnh thoái hóa cột sống thường gặp các triệu chứng đau nhức, hạn chế khi vận động khiến người bệnh mệt mỏi, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hằng ngày. Vậy nếu bị thoái hóa cột sống nên làm gì, nên ăn uống và tập luyện thế nào để bệnh được cải thiện sớm? Đọc ngay bài viết dưới đây.
1. Người mắc thoái hóa cột sống nên làm gì để khắc phục bệnh?
Khi người bệnh cảm thấy nghi ngờ bị thoái hóa cột sống, điều đầu tiên cần làm là đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị bệnh. Trong quá trình điều trị bệnh cần tuân thủ tuyệt đối những chỉ định, lời khuyên của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc và bỏ dở liệu trình khi đang điều trị.
Ngoài ra, để phòng tránh bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh cần chú ý:
- Thay đổi tư thế thường xuyên, tránh ngồi lâu 1 chỗ, tránh đứng nhiều, tránh mang vác vật nặng, vận động thư giãn các khớp mỗi 30-45 phút.
- Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống đủ nước, hạn chế nạp các chất kích thích như rượu bia, hút thuốc.
- Tầm soát bệnh từ sớm để có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời.
2. Thoái hóa cột sống nên ăn uống thế nào?
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp quá trình phát triển và điều trị bệnh. Bởi vậy mà người thoái hóa cột sống cần chú ý để đảm bảo ăn uống khoa học, hợp lý.
Những thực phẩm người bị thoái hóa cột sống nên ăn:
- Thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa, phô mai, cải xoăn, cá mòi…
- Các loại ngũ cốc: Lúa mạch, lúa mì, gạo lứt…
- Thực phẩm giàu omega-3: Cá thu, cá hồi, cá trích, hàu…
- Trà xanh: Trong trà xanh có chứa thành phần giúp ngăn ngừa oxy hóa làm chậm quá trình thoái hóa khớp và loãng xương. Tuy nhiên, bạn không nên uống quá 3 chén trà xanh một ngày vì gây ra tình trạng thở gấp, khó tiêu.
Những thực phẩm người bị thoái hóa cột sống không nên ăn:
- Đường: đường kích thích sự giải phóng Cytokine – kích hoạt các phản ứng gây viêm ở vùng xương bị thoái hóa.
- Các món chiên xào, dầu mỡ: Các chất béo trong những món ăn này làm tăng lượng cholesterol trong máu, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu với người thoái hóa cột sống.
- Rượu, thuốc lá: Chứa nhiều chất độc hại, tác hại gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như gout, thoái hóa cột sống, ung thư.
3. Bệnh nhân thoái hóa cột sống nên tập thể dục thế nào?
Vận động, tập thể dục thể thao rất tốt cho xương khớp. Tuy nhiên, với người bị thoái hóa cột sống cần lựa chọn những bài tập phù hợp. Bởi nếu tập những bài không phù hợp thì bệnh sẽ nặng hơn, tăng mức độ đau hơn. Theo đó, người bệnh cần sự tư vấn của các bác sĩ trước khi lựa chọn các bài tập cho mình.
Một số thắc mắc thường gặp là người bệnh thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không. Với câu hỏi này, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể với từng trường hợp tình trạng bệnh nhân. Tuy nhiên, chạy bộ được coi là không phù hợp, không phải bài tập tốt nhất vì chạy bộ tạo thêm áp lực đối với các khớp đã bị thoái hóa, khiến bệnh khó cải thiện.
Người bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ không? Đi bộ được coi là môn thể dục đơn giản và tốt cho sức khỏe. Đi bộ không chỉ tăng cường độ dẻo dai cho cơ bắp mà còn giúp các khớp vận động nhẹ nhàng, nâng cao tinh thần, giải tỏa áp lực sau những ngày làm việc mệt mỏi.
Bên cạnh đó, nhiều người bệnh thắc mắc là bị thoái hóa cột sống có nên đạp xe không. Các bác sĩ chuyên khớp cho biết, người bệnh nên đạp xe với tần suất vừa vải và có tư thế đạp xe đúng. Bởi trong quá trình đạp xe, người bệnh sẽ được kéo giãn cột sống từ đó các dây chằng được luyện tập linh hoạt hơn
4. Gợi ý cách trị thoái hóa cột sống tại nhà
Áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà sau để trị thoái hóa cột sống:
- Xoa bóp, bấm huyệt: Việc sử dụng lực bàn tay và các ngón tay day – ấn – xoa – nắn trực tiếp tác động vào các huyệt đạo, gân cơ, dây thần kinh, mạch máu có tác dụng tăng cường dinh dưỡng tại chỗ, giãn cơ, giảm đau, phục hồi vận động.
- Chườm nóng, chườm lạnh: Phương pháp này giúp tác động lên vị trí xương cột sống bị đau, giúp đau hiệu quả. Với chườm nóng, khí nóng được đưa vào vùng xương cột sống, xua tan hàn khí trong cơ thể bệnh nhân.
- Tập luyện những môn thể thao thích hợp, cải thiện chức năng vận động như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga…giúp thư giãn gân cốt và cơ xương, cải thiện chức năng vận động cho người thoái hóa.
Có nhiều cách để phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống tiến triển. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần thăm khám với bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm để xác định chính xác bệnh lý và có được phương án điều trị thích hợp.
Hiện nay Dr.Allen Chiropractic đã điều trị thành công nhiều ca bệnh về cơ xương khớp trong đó có bệnh thoái hóa cột sống bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống (chiropractic) không thuốc – không cần phẫu thuật. Với đội ngũ bác sĩ hơn 15 năm kinh nghiệm từ Mỹ và châu Âu, bệnh nhân mắc thoái hóa cột sống hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn điều trị tại đây.
Để đặt lịch thăm khám tại Dr.Allen Chiropractic, Quý bệnh nhân vui lòng liên hệ hotline 1900 1599 để đặt lịch thăm khám nhanh nhất mà không phải chờ đợi!