Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất.

Thông tin về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng bạn cần biết

Bệnh thoái hóa cột sống lưng là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng đau nhức ảnh hưởng đến vận động cùng nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là teo cơ, mất khả năng vận động. Thông tin chi tiết về thoái hóa cột sống ở lưng sẽ được chia sẻ cùng bạn đọc trong nội dung bài viết sau đây.

1. Khái niệm bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

gì kiêng bổ sung canxi

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý về xương khớp mãn tính có mức độ tiến triển chậm, tăng dần về cấp độ, gây đau âm ỉ kéo dài, yếu cơ hai chân, khiến người bệnh hạn chế vận động mà không có biểu hiện viêm thấy bên ngoài.

2. Triệu chứng thoái hóa cột sống lưng thế nào?

gì kiêng bổ sung canxi

Người bệnh cần chú ý nếu gặp một trong những triệu chứng sau:

  • Đau nhói, đau mỏi ở thắt lưng: Cơn đau xuất hiện thường xuyên, âm ỉ kéo dài. Cơn đau tăng dần lên khi vận động mạnh và giảm khi nghỉ ngơi.
  • Đau lan sang các vùng khác: Cơn đau xuất hiện ở vùng hông, đùi, bàn chân, chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa.
  • Khó cử động: Khó cúi gập người, ngồi xuống phải mất một lúc lâu mới đứng dậy được, yếu chi dưới.
  • Rối loạn đại tiểu tiện: Không kiểm soát được hành động và ý thức đi vệ sinh được.

3. Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng

gì kiêng bổ sung canxi

Để có bệnh án thoái hóa cột sống thắt lưng giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân cụ thể, từ đó đưa ra được phác đồ điều trị chính xác, hiệu quả thì việc chẩn đoán thoái hóa cột sống bao gồm chẩn đoán lâm sàng và một số kỹ thuật cận lâm sàng.

3.1. Chẩn đoán lâm sàng

Người bệnh thường gặp các cơn đau cột sống âm ỉ, mức độ tăng đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi, có hiện tượng cứng khớp vào sáng sớm và xuất hiện âm thanh ‘’rắc, rắc” “lục khục” khi hoạt động.

Theo đó, bác sĩ xác định được bệnh thông qua các biến chứng như:

  • Đau rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm kết hợp hoặc hẹp lỗ liên hợp.
  • Hẹp ống sống (xuất hiện cơn đau thần kinh ngắt quãng)
  • Biến dạng cột sống (gù vẹo).

Sau khi đã thu thập đủ triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ khoanh vùng các khả năng có thể xảy ra và chỉ định một số kỹ thuật cận lâm sàng.

3.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Việc chẩn đoán cận lâm sàng với bệnh thoái hóa cột sống lưng bao gồm các xét nghiệm hình ảnh và xét nghiệm máu, sinh hóa nhằm giúp xác định tổn thương ở thân cột sống, đĩa đệm và loại trừ các bệnh viêm khớp khác.

  • Chụp X-quang: Đây là kỹ thuật chẩn đoán quan trọng đối với các bệnh lý xương khớp. Thoái hóa cột sống thắt lưng xác định khi hình ảnh từ phim chụp X-quang cho thấy khe đĩa đệm có xu hướng thu hẹp, mâm địa đệm nhẵn, xuất hiện hiện tượng gai xương, hẹp lỗ liên hợp đốt sống, xương dưới sụn có xu hướng đặc bất thường hoặc đôi khi xảy ra tình trạng trượt đốt sống.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Phim chụp MRI được chỉ định trong trường hợp bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng đi kèm thoát vị đĩa đệm. Dạng phim chụp này chỉ có thể mô tả cụ thể các mô mềm, dây chằng và đĩa đệm ở cột sống. 
  • Chụp CT cắt lớp: Chỉ định xét nghiệm này dành cho người bệnh được chỉ định nghi ngờ mắc thoái hóa cột sống để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và xác định chính xác vị trí tổn thương.
  • Xét nghiệm máu và sinh hóa: Mục đích của việc xét nghiệm này là để loại trừ nguy cơ lao cột sống, bệnh viêm khớp phản ứng và viêm cột sống dính khớp.

4. Phác đồ điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng

gì kiêng bổ sung canxi

Hiện nay, các phác đồ điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng có xu hướng tập trung khắc phục triệu chứng, làm chậm quá trình lão hóa, ngăn chặn tiến trình thoái hóa. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị bao gồm:

4.1. Điều trị bằng thuốc

Thuốc tây: Tùy vào tình trạng và giai đoạn thoái hóa mà dùng kết hợp các loại giảm đau, chống viêm, giãn cơ phù hợp. Một số loại thường được kê đơn có thể kể đến như: Paracetamol, Efferalgan, Opioid, Meloxicam, Celecoxib, Etoricoxib (thuốc chống viêm không chứa steroid dạng uống hoặc bôi); Eperisone, tolperisone (thuốc giãn cơ); corticoid (dùng tiêm ngoài màng cứng trong trường hợp đặc biệt).

Thuốc làm chậm tiến trình lão hóa: Piascledine, Glucosamine sulfate, Chondroitin sulphate, Thuốc ức chế IL1…

Các loại thuốc thảo dược: Ngải cứu, lá lốt, dây đau xương, cỏ xước, cây mần ri…

4.2. Phác đồ điều trị bằng vật lý trị liệu

Xoa bóp, bấm huyệt, kéo giãn cột sống, chiếu tia hồng ngoại, chườm móng, tập các bài tập phục hồi vận động… có tác dụng tăng cường tuần hoàn và lưu thông máu tốt hơn, đồng thời ngăn chặn được biến chứng teo cơ, liệt chi hiệu quả.

4.3. Can thiệp phẫu thuật

Phương pháp này chỉ định trong trường hợp bệnh đã rơi vào tình trạng nguy hiểm, gây đau thần kinh tọa nghiêm trọng, gây chèn ép rễ thần kinh, hẹp ống sống chèn ép tủy sống… hoặc các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.

4.4. Phác đồ trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic

Phương pháp nắn chỉnh trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic là liệu pháp chuyên khoa tác động điều chỉnh các sai lệch trên vùng khớp đốt sống, giúp bảo tồn các dây thần kinh đi ngang qua các đốt sống. Từ đó giải phóng chèn ép lên đĩa đệm và dây thần kinh, kích thích quá trình tự chữa lành của cơ thể, ngăn ngừa cơn đau tái phát.

Tại Dr.Allen Chiropractic tiên phong ứng dụng trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng không dùng thuốc hay can thiệp phẫu thuật. Với ưu điểm vượt trội khi kết hợp điều trị nắn chỉnh thần kinh cột sống Chiropractic với phục hồi chức năng chuyên sâu và công nghệ y khoa Hoa Kỳ như sóng xung kích Shockwave, laser cường độ cao thế hệ IV, hệ thống kéo giãn cột sống DTS…giúp giảm đau, tăng tốc độ phục hồi gấp hai lần.

5. Người mắc thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì?

gì kiêng bổ sung canxi

Song song với quá trình điều trị, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý nhằm làm chậm lại tiến trình thoái hóa của cột sống và giảm nhẹ các triệu chứng liên quan đến bệnh. Một số gợi ý thực phẩm có thể tham khảo như:

  • Thực phẩm giàu canxi: các chế phẩm từ sữa, các loại rau xanh đậm, các loại cá biển.
  • Protein thực vật: có trong các loại đậu, hạt có tác dụng giảm viêm, sưng đau, ngăn bệnh thoái hóa cột sống phát triển theo chiều hướng xấu. Ngược lại, nên tránh ăn nhiều protein từ động vật như thịt bò, thịt lợn…bởi chúng gây ra tình trạng viêm nhiều hơn.
  • Thực phẩm giàu Omega-3: Omega 3 rất tốt cho cơ thể đặc biệt giúp thúc đẩy sự phát triển của xương và mô, kháng viêm. Một số thực phẩm chứa dưỡng chất này gồm các loại hạt, dầu, sữa chua, các loại cá biển.
  • Collagen: Dưỡng chất này chống lão hóa hiệu quả và còn hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp, giảm đau đối với người bị thoái hóa, tăng cường linh hoạt của khớp và xương. Một số loại thực phẩm có nhiều collagen có thể kể đến như thịt gà, trứng gà, trái cây có múi, cá hồi, rau có màu xanh đậm.
  • Các nhóm vitamin C, D, K2, B12, và khoáng chất như Magie, Sắt đều có tác dụng tốt cho xương khớp.
  • Glucosamin: Đây là chất giúp tổng hợp cấu tạo mô sụn trong cơ thể và liên quan đến gân, dây chằng, lớp dịch nhầy của khớp. Glucosamine giảm dần khi lão hóa. Hiện nay có nhiều loại thực phẩm chức năng chứa glucosamine giúp hỗ trợ giảm triệu chứng thoái hóa cột sống ở mức độ nhẹ và trung bình.

6. Người mắc thoái hóa cột sống lưng không nên ăn gì?

gì kiêng bổ sung canxi

Người bị thoái hóa cột sống lưng nên hạn chế các nhóm thực phẩm sau đây để tránh tình trạng sưng viêm, bệnh trở nên phức tạp.

  • Thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều muối: Việc tiêu thụ quá nhiều đường, nhiều muối sẽ làm đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, tăng sản sinh insulin, làm suy yếu hệ thống chống oxy hóa, khiến tốc độ lão hóa xảy ra nhanh hơn.
  • Các thực phẩm đông lạnh, chế biến sẵn, đồ ăn nhanh: Các thực phẩm này chứa gluten, giàu gốc oxy hóa, nhiều dầu mỡ…gây ra tình trạng lão hóa nhanh,
  • Các chất kích thích như rượu, bia: Các chất này đều không tốt cho người mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là các bệnh liên quan đến cột sống như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm…
  • Omega-6: Các chế phẩm từ omega-6 nếu cung cấp quá nhiều làm cơ thể bị giữ nước, gây tê bì vùng cổ vai gáy, thắt lưng.
  • Thực phẩm chứa nhiều Ages: Ages (Advanced glycation end products) là hợp chất làm tăng lão hóa có trong soda, thịt nướng cháy, bơ sữa, dầu đã qua sử dụng, thực phẩm chiên rán nhiều muối.
  • Thức ăn chứa gluten: Đây là một loại chất đạm, có trong các loại ngũ cốc như đại mạch, hắc mạch, lúa mì…nếu nạp quá nhiều gây ra sự hỗn loạn giữa gluten và các tế bào miễn dịch, gây viêm, không tốt cho người bệnh.

Với chuyên môn cao và với việc áp dụng công nghệ y khoa tân tiến, hiện đại nhất của nền y học Hoa Kỳ, các bác sĩ tại Dr.Allen Chiropractic đã chữa khỏi cho hàng nghìn bệnh nhân thoái hóa cột sống lưng, giúp họ khỏi 100% đau nhức trở lại cuộc sống bình thường. 

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về xương khớp hãy đặt lịch khám với bác sĩ Hoa Kỳ ngay để được thăm khám kịp thời nhé!