Đầu gối là một trong những khớp quan trọng của chân. Chính vì vậy, trong tất cả các hoạt động chúng ta cần bảo vệ đầu gối một cách tốt nhất, tránh các va chạm, giảm thiểu tổn thương đến bộ phận này và sử dụng băng, đai là những cách đơn giản nhất để bảo vệ đầu gối. Vậy thực hư về tác dụng của băng đầu gối là gì? có những cách quấn băng đầu gối nào thường được sử dụng? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi để biết thêm thông tin.
Băng đầu gối có tác dụng gì?
Thường thấy những chấn thương cơ xương khớp xuất hiện ở những người tự tập luyện thể thao tại nhà mà không có sự hướng dẫn, và trong số đó, các chấn thương liên quan đến rối loạn khớp gối chiếm tỷ lệ tương đối cao. Đầu gối là khớp lớn nhất trong cơ thể và vị trí tiếp xúc khiến nó trở nên dễ bị tổn thương trong các hoạt động thể thao.
Để dự phòng và hạn chế chấn thương, băng đai bảo vệ đầu gối đã được thiết kế nhằm giữ cho khớp gối ở vị trí cố định và hạn chế một số cử động có hại cho khớp, từ đó giúp bảo vệ đầu gối hiệu quả và ngăn chặn các chấn thương không mong muốn trong quá trình chơi thể thao.
Ngoài ra, việc sử dụng băng bảo vệ khớp gối cũng giúp hỗ trợ trọng lực trên cơ thể. Các hoạt động như đá bóng, bóng rổ, bóng chuyền, chạy bộ,… đòi hỏi sức mạnh chân lớn, gây ra áp lực lớn lên các khớp gối. Khi sử dụng băng bảo vệ khớp gối, phạm vi chuyển động của đầu gối sẽ được hạn chế, giúp giảm bớt áp lực trên các khớp và cơ, từ đó hỗ trợ phòng ngừa tình trạng viêm khớp và thoái hóa khớp.
Đối với những trường hợp đang phục hồi từ chấn thương, băng đai bảo vệ đầu gối đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chuyển động của khớp. Điều này giúp hỗ trợ ổn định các mô và cơ đang bị tổn thương, đồng thời giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn.
Kỹ thuật quấn băng bảo vệ đầu gối
Dòng sản phẩm này đã được thiết kế kích thước phù hợp cho cả nam và nữ. Đai quấn có chiều dài linh hoạt và bản rộng đúng tiêu chuẩn, giúp cách quấn băng đầu gối khi chơi bóng đá trở nên đơn giản. Bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
- Bước 1: Chuẩn bị các loại băng thun đầu gối co giãn, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
- Bước 2: Chuẩn bị kéo, băng quấn đầu gối và làm vệ sinh cho đầu gối.
- Bước 3: Ngồi trên một mặt phẳng hay sàn nhà, để một chân áp sát sàn, chân còn lại nâng cao hơn để quấn băng.
- Bước 4: Dùng kéo cắt hai đoạn băng keo với chiều dài khoảng 40 – 50 cm, đây là kích thước chuẩn khi chơi thể thao.
- Bước 5: Với đoạn băng đã cắt, đặt một phần của đầu băng lên giữa phần đùi và cách đầu gối khoảng 10,2cm.
- Bước 6: Quấn băng từ từ theo chiều của chân từ phía bên ngoài qua đầu gối một chút. Kéo căng băng nhưng đồng thời đảm bảo máu vẫn được lưu thông.
- Bước 7: Dùng dải băng còn lại để đặt một đầu của dải băng dưới gối khoảng 10,2cm, sau đó kéo dải băng ra phía ngoài của chân. Tiếp tục thực hiện tương tự như bước trên và lặp lại ở phía bên trong.
- Bước 8: Sau khi quấn băng xong, hãy thực hiện thêm một vòng quấn băng dưới đầu gối để cố định dải băng đã quấn, tránh tình trạng bong tróc.
Băng bó vết thương ở đầu gối
Đầu gối nằm ở phần gập của chân, vị trí này tiếp xúc và di chuyển nhiều trong các hoạt động vận động, do đó, việc băng bó vết thương ở đầu gối thường gặp nhiều khó khăn hơn so với các vị trí khác, và điều này cũng làm cho quá trình lành vết thương ở đầu gối khó khăn và kéo dài hơn. Dưới đây là một số cách băng bó vết thương ở đầu gối mà thường gặp nhất:
Khi vết thương nhẹ
Đối với những vết thương đầu gối ở mức độ trung bình, khi vết thương nhẹ và không sâu. Vùng thương tổn thường hơi sưng, lõm, đau rát và có hiện tượng chảy máu nhẹ. Trong trường hợp này, bạn nên rửa vết thương nhẹ nhàng, cẩn thận bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn để sát trùng kỹ lưỡng và loại bỏ vi khuẩn.
Khi vết thương nặng
Nếu bạn thấy vết thương có dấu hiệu nặng như chảy máu nhiều, vết rách lớn, bị phù nề xung quanh hoặc xuất hiện dấu hiệu mưng mủ sau một thời gian bị thương – đây là những vết thương nặng và bạn cần chăm sóc đặc biệt. Hãy rửa sạch vết thương với nước muối sinh lý sau đó băng gạc lại kỹ càng.
Hằng ngày, thường xuyên lau rửa vết thương để làm sạch các dịch, máu, mủ bằng nước muối sinh lý, chấm cồn sát khuẩn và sử dụng thuốc bôi cẩn thận, thay băng gạc sạch (4-6 giờ/lần hoặc khi nào thấy băng bẩn/ướt). Nếu thấy vết thương chảy mủ nhiều, dịch tiết ra nhiều, bạn có thể cần thay băng gạc nhiều lần hơn trong ngày. Đối với những vết thương nặng như vậy, bạn nên uống thêm thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về tác dụng của việc quấn băng bảo vệ đầu gối và các cách quấn băng keo, băng thun bảo vệ đầu gối. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã có cho mình được những thông tin hữu ích. Chúc các bạn một ngày tốt lành.
Ngoài ra, nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về xương khớp liên quan đến cột sống, cổ vai gáy và chưa tìm được phương pháp và địa chỉ khám, điều trị phù hợp thì có thể tham khảo thêm về dịch vụ khám và điều trị bệnh xương khớp tại bằng phương pháp NẮN CHỈNH XƯƠNG KHỚP tại Phòng khám quốc tế Dr.Allen Chiropractic.
Dr.Allen Chiropractic là đơn vị tiên phong ứng dụng liệu pháp Chiropractic (nắn chỉnh xương khớp) trong phác đồ đa chuyên khoa điều trị bệnh lý cơ – xương khớp – cột sống mang lại hiệu quả tối ưu mà KHÔNG PHẪU THUẬT – KHÔNG DÙNG THUỐC. Không chỉ giúp khách hàng chữa lành các cơn đau, điều trị từ gốc bệnh mà còn hướng tới giúp khách hàng thay đổi quan điểm, thói quen chủ động chăm sóc sức khỏe xương khớp.
Với mục tiêu giúp người Việt được sử dụng dịch vụ y tế chuẩn Mỹ, Dr.Allen Chiropractic hội tụ đội ngũ bác sĩ Hoa Kỳ trên 10 năm kinh nghiệm, tốt nghiệp tại các trường đào tạo Chiropractic nổi tiếng trên thế giới. Đồng thời, Dr.Allen Chiropractic cũng là đơn vị đi đầu trong việc trang bị hệ thống công nghệ tối tân nhất hiện nay và chú trọng trải nghiệm dịch vụ 5* mang lại sức khỏe toàn diện cho người Việt.
Mọi câu hỏi của bạn về các bệnh lý xương khớp và dịch vụ của Dr.Allen Chiropractic vui lòng liên hệ qua hotline 19001599 để được tư vấn thêm.