Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất.

Bàn chân bẹt nói lên điều gì?

Theo quan điểm xưa, trẻ có bàn chân bẹt bẩm sinh (lòng bàn chân dày, không có vòm) thường sẽ có số giàu sang, phú quý về sau. Nhưng theo y học, thì đây lại là một hội chứng bệnh lý cần được can thiệp và điều trị sớm. Vậy bàn chân bẹt nói lên điều gì? Cùng tìm hiểu ngay về hội chứng này trong bài viết sau.

1. Sự thật về bàn chân bẹt nói lên điều gì?

“Bàn chân sướng” thực ra được y khoa ghi nhận là bệnh lý bàn chân bẹt và đây cũng là một dị tật rất phổ biến. Bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới cấu trúc chân mà còn tác động tới toàn bộ hệ trục cột sống.

Cấu trúc bàn chân bình thường sẽ có vòm chân do các xương bàn chân tạo nên. Có thể kể tới là vòm bên trong từ xương gót chân qua xương chêm, xương bàn một và tới ngón một. Vòm chân bên ngoài từ xương gót qua xương bàn ngón năm và tới ngón năm. Vòm ngang bàn chân thì mỗi bàn chân sẽ là nửa đường vòm. Cấu trúc này giúp bàn chân giảm xóc, lực phân tán theo sự đàn hồi của cơ xương bàn chân, giảm phản lực tác động lên chân và giúp cơ thể đi lại một cách nhẹ nhàng, cân bằng.

Trong khi đó, hiệu ứng bàn chân bẹt thường có gan bàn chân phẳng lỳ, vòm bàn chân bị xẹp do các gân cơ yếu. Dấu chân để lại trên cát hoặc dấu chân ướt thường không để lại vết khuyết. Do vậy, mặt bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất, khiến toàn bộ trọng lượng của cơ thể dồn hết xuống bàn chân, lực không phân tán sẽ tạo thành phản lực dội ngược trở lên, gây đau các vùng gót bàn chân, khớp cổ chân, khớp gối. Cấu trúc chân cũng vì thế mà  bị sai lệch, khiến việc đi đứng thường không vững, mất thăng bằng.

nội webtretho mổ

2. Hậu quả của bàn chân bẹt là gì?

Hậu quả của bàn chân bẹt để lại có thể mang tính hệ thống, tác động tới toàn bộ từ hệ trục bàn chân – cổ chân – gối – xương chậu – cột sống. Nếu không được can thiệp chữa trị, bàn chân bẹt gây ra các bất thường ở xương ngón chân, gai gót chân, viêm cân gan chân, viêm cổ chân. Sự lệch trục này dẫn tới các khớp đầu gối cũng bị xoay lệch, từ đó gây ra chứng viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối sớm.

Sự mất cân bằng của hội chứng bàn chân bẹt cũng có thể gây lệch khung xương chậu, cong vẹo cột sống, lệch vai, từ đó kéo theo các bệnh lý về cột sống như đau lưng, đau cổ vai gáy, thậm chí là biến dạng dáng người.

Ngoài ra, bàn chân bẹt khiến trẻ đi đứng rất khó khăn, thường xuyên té ngã, đau mỏi chân, giảm vận động, khó khăn khi chơi thể thao. Thậm chí, tình trạng mất cân bằng bàn chân còn có thể khiến trẻ chậm phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì.

Đối với những người đam mê thể thao, đặc biệt là bộ môn chạy bộ, bàn chân bẹt có thể ảnh hưởng tới thành tích chạy, thậm chí là các chấn thương. Bởi khi chạy, toàn bộ diện tích bàn chân đều tiếp đất, gây áp lực nhiều lên khớp, dây chằng, gân cơ.

Trong trường hợp bạn phân vân rằng bị bàn chân bẹt có nên chạy bộ hay không thì câu trả lời là có. Trên thực tế, có hàng triệu người đang chạy với bàn chân bẹt mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn hãy cân nhắc tới việc sử dụng các loại giày chuyên biệt hơn, như giày có đế chỉnh hình phù hợp, tăng cường các bài tập cho bàn chân, mắt cá chân.

3. Cách kiểm tra bàn chân bẹt sớm ở trẻ

Thông thường trẻ dưới 2 tuổi đều chưa có vòm bàn chân do các mô liên kết còn lỏng lẻo. Tuy nhiên, tới 4-5 tuổi thì vòm bàn chân sẽ dần được hình thành, nếu chưa có thì rất có thể trẻ đã bị bàn chân bẹt.

Cha mẹ có thể tham khảo các cách kiểm tra bàn chân bẹt sớm ở trẻ dưới đây:

Cách 1: Kiểm tra dấu chân ướt

Chuẩn bị một tờ giấy trắng hoặc giấy bìa carton. Sau đó làm ướt chân trẻ bằng nước hoặc nước có màu. Cho trẻ đặt chân lên tờ giấy. Nếu dấu chân in lên là cả bàn chân không có vết khuyết thì trẻ rất có thể bị bàn chân bẹt. Nếu dấu chân có vết khuyết thì bàn chân của trẻ bình thường.

Cách 2: Kiểm tra dấu chân trên cát

Bố mẹ cho trẻ dẫm chân lên cát và quan sát dấu chân. Nếu cát lún và in hình bàn chân có vệt lõm thì chân trẻ bình thường và ngược lại thì trẻ có thể mắc bàn chân bẹt.

nội webtretho mổ

Cách 3: Dùng tay kiểm tra lòng bàn chân

Cho trẻ đứng trên sàn nhà, sau đó luồn các ngón tay xuống dưới xem các ngón tay có lọt qua không. Nếu có khoảng trống để lọt ngón tay qua thì chân trẻ hoàn toàn bình thường.

Kết luận

Tuy nhiên, để chắc chắn trẻ bị bàn chân bẹt mềm dẻo hay bàn chân bẹt bệnh lý thì phụ huynh cần cho trẻ đến khám với bác sĩ chuyên môn. Nếu là bàn chân bẹt bẩm sinh thì hầu hết vòm bàn chân của trẻ sẽ hình thành tốt sau 5 tuổi và không cần can thiệp. Tuy nhiên, nếu là bàn chân bẹt bệnh lý thì trẻ sẽ cần điều trị bằng đế giày chỉnh hình y khoa kết hợp vật lý trị liệu phù hợp để giảm thiểu các biến chứng bệnh.

Hiện Dr.Allen Chiropractic là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ 3D Laser Foot Scanner trong chẩn đoán bàn chân bẹt. Đây là công nghệ mới nhất từ Thụy Sĩ với ưu điểm:

  • Ứng dụng sáng Laser, quét toàn bộ bàn chân từng điểm nhỏ nhất.
  • Xác định chính xác mức độ bàn chân bẹt.
  • Mô phỏng bàn chân 3D với độ chính xác tuyệt đối.
  • So với công nghệ scan 2D chỉ đo được lòng bàn chân, thế hệ 3D có ưu điểm vượt trội về độ chính xác tuyệt
  • đối, có thể tái tạo độ thiếu hụt của bàn chân, lực bàn chân.

Cùng với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ Scan 3D Laser, trực tiếp hội đồng tiến sĩ, bác sĩ Mỹ trên 20 năm kinh nghiệm sẽ thăm khám, đưa ra kết luận bệnh chính xác và thiết kế phác đồ điều trị bàn chân bẹt chuyên sâu cho trẻ.

nội webtretho mổ

Trên đây là toàn bộ thông tin cho câu hỏi: bàn chân bẹt nói lên điều gì. Quý phụ huynh hãy nhanh tay để lại thông tin để có cơ hội nhận suất tài trợ 100% phí tầm soát và scan bàn chân bẹt trị giá 1.000.000 VNĐ tại Dr.Allen Chiropractic.