Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất.

Giải đáp thắc mắc về xương khớp gối

Khớp gối là một trong những vị trí xuất hiện bệnh lý đặc biệt là ở người cao tuổi như đau khớp gối, viêm khớp gối, khô dịch khớp gối,… Chính vì vậy để hiểu hơn về khớp gối, các bệnh lý thường gặp ở khớp gối và cách để có một khớp gối khỏe mạnh. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giải phẫu và giải đáp những thắc mắc của bạn về bộ phận này nhé.

Khớp gối là gì? khớp gối được tạo bởi bao nhiêu xương?

Khớp gối là một trong những khớp lớn nhất trong cơ thể con người. Nó nằm ở vị trí trung tâm, kết nối và liên kết 3 trục xương chính gồm xương đùi, xương chày và xương ống chân (xương chày). Ngoài ra, khớp gối còn hoạt động như một khớp bản lề, phối hợp với hệ thống gân, cơ, dây chằng, sụn khớp và bao khớp để thực hiện các chuyển động phức tạp.

Cấu tạo của khớp gối gồm 4 bộ phận chính: xương, sụn, dây chằng và gân. Xương bao gồm 3 xương chính như đã đề cập trên. Sụn khớp nằm ở đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày và mặt sau của xương bánh chè, giúp giảm ma sát và đảm bảo sự trơn tru của khớp gối.

Sụn chêm nằm giữa các mặt khớp xương đùi và xương chày, có vai trò giảm xóc và bảo vệ khớp gối. Dây chằng và gân có chức năng kết nối xương và giúp duy trì vị trí của chúng.

Cụ thể, khớp gối có tới 4 dây chằng chính để giữ vững cho khớp và giúp chuyển động. Gân liên kết các cơ phía trước đùi với xương chày thông qua xương bánh chè, giúp thực hiện các chuyển động khác nhau của khớp gối.

Các bệnh về xương khớp gối

Có nhiều nguyên nhân gây nên các bệnh về khớp gối khác nhau, do đó để dễ dàng phân loại các bệnh về khớp gối người ta thường chia thành hai nhóm chính sau:

Chấn thương đầu gối

Chấn thương đầu gối có thể dẫn đến tổn thương cho các thành phần quan trọng của khớp gối, bao gồm dây chằng, gân và các túi hoạt dịch bao quanh khớp gối, xương, sụn và dây chằng hình thành khớp. Một số chấn thương đầu gối phổ biến gồm:

nhức kêu

  • Rách dây chằng chéo trước: Một trong bốn dây chằng nối xương chày với xương đùi. Đây là chấn thương phổ biến nhất ở những người chơi bóng rổ, bóng đá hoặc các môn thể thao yêu cầu thay đổi hướng đột ngột.
  • Rách sụn chêm: Sụn chêm là phần sụn dẻo dai, giảm xóc giữa xương chày và xương đùi. Phần sụn chêm bị rách hoặc kẹt trong khớp nếu đầu gối trẹo sang bên do chịu tác động lực một cách đột ngột
  • Gãy xương: Các xương đầu gối, bao gồm cả xương bánh chè, có thể bị gãy do ngã hoặc gặp tai nạn, chấn thương. Đặc biệt, ở những người bị loãng xương, đôi khi gãy xương đầu gối có thể xảy ra chỉ vì bước đi sai tư thế.
  • Viêm gân bánh chè: Viêm gân bánh chè gây kích ứng một hoặc nhiều gân, các mô sợi dày gắn cơ với xương, xảy ra khi có chấn thương ở gân xương bánh chè. Những người chạy bộ, đi xe đạp và tham gia các hoạt động thể thao đòi hỏi động tác nhảy có nguy cơ viêm gân bánh chè cao hơn.
  • Trật khớp chè đùi: Tình trạng xương bánh chè trượt khỏi vị trí ban đầu, lệch ra bên ngoài đầu gối do trẹo hoặc chịu tác động lực mạnh, gây đau và sưng đầu gối.
  • Viêm bao hoạt dịch đầu gối: Các túi dịch nhỏ nằm trên khớp đệm bên ngoài khớp gối để giữ cho gân và dây chằng hoạt động nhẹ nhàng trên khớp. Khi gối hoạt động quá mức hoặc chấn thương, có thể dẫn đến các chấn thương khác nhau ở đầu gối. Các triệu chứng của chấn thương đầu gối có thể bao gồm đau, sưng, khó di chuyển và giảm khả năng chịu tải.

Việc phát hiện và điều trị chấn thương đầu gối càng sớm, sẽ giúp tăng khả năng phục hồi và giảm nguy cơ mắc các vấn đề khớp gối lâu dài. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm động vật lý trị liệu, thuốc giảm đau, phẫu thuật hoặc kết hợp các phương pháp trên.

Ngoài ra, để phòng ngừa chấn thương đầu gối, người ta nên tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi tham gia các hoạt động thể thao hoặc công việc cần sử dụng đến đầu gối. Điều này có thể bao gồm sử dụng thiết bị bảo vệ, như băng đeo đầu gối hoặc gối đệm, đi giày thể thao đúng cách, tập luyện và thực hiện đúng kỹ thuật trong các hoạt động thể thao và vận động.

Viêm khớp gối

Có thể là kết quả của hơn 100 loại bệnh viêm khớp khác nhau, trong đó những loại phổ biến nhất bao gồm:

  • Thoái hóa khớp gối: là bệnh viêm khớp gối phổ biến nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây đau đầu gối ở những người trên 50 tuổi. Bệnh này xảy ra khi sụn đầu gối bị thoái hóa dần theo thời gian, gây đau và sưng lên khớp gối khi cử động.
  • Viêm khớp dạng thấp: là một tình trạng tự miễn dịch có thể ảnh hưởng đến hầu hết các khớp trong cơ thể, bao gồm cả khớp gối. Bệnh này là một bệnh lý mãn tính, mức độ nghiêm trọng khác nhau ở mỗi người, có trường hợp có thể khỏi mà không cần điều trị.
  • Bệnh Gout và bệnh giả Gout: tinh thể axit uric tích tụ trong khớp gây ra bệnh Gout, dẫn đến tình trạng đau khớp gối. Ngoài ra, tinh thể chứa canxi phát triển trong dịch khớp cũng có thể gây ra các dấu hiệu tương tự như gút (bệnh giả gút). Lúc này, đầu gối là khớp thường bị ảnh hưởng nhất.
  • Viêm khớp nhiễm trùng: đôi khi, đau đầu gối một bên có thể do nhiễm trùng, mà không có bất kỳ chấn thương nào trước đó. Dấu hiệu đặc trưng của tình trạng này là khớp sưng, đỏ, đau và sốt. Viêm khớp nhiễm trùng có thể phát triển nhanh chóng, gây ra tổn thương rộng rãi cho sụn đầu gối. Nếu bị đau đầu gối kèm theo bất kỳ triệu chứng nào của bệnh viêm khớp nhiễm trùng, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
  • Hội chứng đau xương bánh chè: là thuật ngữ chung để chỉ các cơn đau giữa xương bánh chè và xương đùi bên dưới.

nhức kêu

Đau xương khớp gối uống thuốc gì?

Nhằm giảm đau và điều trị các vấn đề gây đau đầu gối, các loại thuốc dưới đây thường được sử dụng:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): thường được sử dụng để điều trị đau đầu gối do viêm khớp, viêm bao hoạt dịch và viêm gân.
  • Thuốc chống thấp khớp, thuốc kháng sinh cho bệnh nhiễm trùng hoặc steroid cho bệnh Gout cũng là những loại thuốc khác có thể được sử dụng.

Ăn gì tốt cho xương khớp gối?

Để duy trì sức khỏe khớp gối, ngoài việc tập luyện thường xuyên, chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng. Một số thực phẩm sau đây nên được bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày để giúp cho khớp gối khỏe mạnh:

  • Các loại cá biển như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá trích rất giàu Omega 3 – một loại axit béo có lợi cho sức khỏe. Omega 3 có tác dụng chống viêm, giảm đau và giảm cứng khớp vào buổi sáng. Chuyên gia khuyên mỗi người nên ăn khoảng 2 phần cá khoảng 3 ounce (ít nhất 85g) mỗi tuần.
  • Dầu ô liu là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, trong đó có hợp chất oleocanthal có tính kháng viêm tương tự như thuốc kháng viêm không steroid. Vì vậy, bạn có thể sử dụng dầu ô liu hàng ngày để thay thế cho các chất béo khác.
  • Bông cải xanh là một loại rau củ giàu canxi, vitamin K và vitamin C, có tác dụng tốt cho xương khớp. Sulforaphane – một hợp chất có khả năng làm chậm quá trình viêm khớp cũng được tìm thấy trong bông cải xanh.
  • Trái cây họ cam quýt như cam, bưởi, quýt, chanh, chanh dây chứa một lượng lớn vitamin C giúp tăng mật độ xương và xây dựng liên kết chặt chẽ giữa collagen và mô liên kết, chống viêm khớp hiệu quả.
  • Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành (như tương, đậu phụ, sữa đậu nành) có tác dụng kháng viêm, cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe. Đậu nành cũng có hàm lượng chất béo thấp, giàu chất xơ giúp bạn kiểm soát cân nặng hiệu quả.
  • Hành tây là một loại rau củ chứa hợp chất quercetin – một loại flavonoid có đặc tính kháng viêm mạnh. Người đau khớp gối nên lựa chọn hành tây trong các món hầm, trộn salad hoặc ăn kèm với bánh mì.
  • Trong tỏi có hợp chất disulphine diallyl có tác dụng hạn chế các enzyme gây tổn thương tế bào sụn khớp và giảm viêm khớp. Vì vậy, hành tỏi là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe xương khớp, đặc biệt là đau khớp gối.

Ngoài ra, còn một số thực phẩm khác có tác dụng tốt cho khớp gối như:

  • Hạt chia: Hạt chia chứa nhiều chất xơ, omega 3, canxi, protein và chất chống oxy hóa. Đây là một loại thực phẩm rất tốt cho việc giảm đau khớp gối, hỗ trợ sự phục hồi của sụn khớp và tăng cường khả năng di chuyển của khớp gối.
  • Rau xanh lá: Rau xanh lá như cải bó xôi, rau mùi, rau răm, rau ngót… đều chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp tăng cường sức khỏe xương khớp. Việc ăn rau xanh lá thường xuyên sẽ giúp giảm đau, cải thiện sự linh hoạt và tăng cường sức mạnh cho khớp gối.
  • Trái cây khô: Các loại trái cây khô như hạt dẻ, hạt óc chó, khô mận… chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe cho khớp gối. Đặc biệt, các loại trái cây khô này còn có tác dụng giảm viêm và đau khớp hiệu quả.
  • Nho đen: Nho đen có chứa resveratrol, một loại hợp chất có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa và giảm đau khớp gối. Ngoài ra, nho đen cũng có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giúp cung cấp dinh dưỡng và oxy cho khớp gối.

nhức kêu

Với những lợi ích của việc bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng vào chế độ ăn uống hàng ngày, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ đau khớp gối và tăng cường sức khỏe cho khớp gối của mình.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về các thông tin liên quan đến khớp gối, xương khớp, bệnh lý thường gặp ở khớp gối. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã có cho mình được những thông tin bổ ích. Chúc các bạn một ngày tốt lành.