Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất.

Thoát vị bẹn ở trẻ em là bệnh gì?

Thoát vị bẹn là một tình trạng chủ yếu gặp ở trẻ em. Vậy, thoát vị bẹn là gì? dấu hiệu để nhận biết bệnh như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau của chúng tôi để biết thêm thông tin.

Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em là gì?

Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em là một dị tật bẩm sinh, gốc rễ nằm ở ống phúc tinh mạc – ống dẫn từ ổ bụng xuống vùng bẹn. Trong thời kỳ cuối của thai kỳ hoặc vài tháng đầu sau khi sinh, ống phúc tinh mạc sẽ tự đóng lại hoàn toàn.

Tuy nhiên, khi trẻ càng lớn, khả năng này giảm dần. Trong trường hợp ống phúc tinh mạc không đóng lại hoặc không đóng hoàn toàn, các cơ quan trong ổ bụng sẽ sa xuống và gây ra khối phồng ở vùng bẹn.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến bệnh này như đại tiện khó khăn, rặn nhiều hoặc kéo dài, và ho liên tục.

Thoát vị bẹn có thể xảy ra ở cả trẻ nam và trẻ nữ, nhưng thường gặp nhiều hơn ở trẻ nam. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi nhưng thường xuyên gặp ở trẻ em và đặc biệt nguy hiểm ở trẻ đẻ non.

Việc phát hiện và điều trị thoát vị bẹn sớm là rất quan trọng. Nếu để lâu, bệnh không chỉ làm chậm quá trình phát triển của trẻ mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

bẹng

Dấu hiệu nhận biết bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em

Vậy, làm thế nào để phát hiện bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em? Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết điển hình mà cha mẹ nên biết để phát hiện bệnh kịp thời:

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là vùng bẹn của trẻ xuất hiện một khối phồng to. Khối phồng này có thể lan rộng xuống vùng bìu hoặc vùng mu-môi lớn. Khi trẻ nằm yên thì rất khó phát hiện, chỉ khi trẻ vận động, chạy nhảy,… bạn mới thấy kích thước khối tăng lên.

Khi bóp vùng phồng to ở bẹn, bạn sẽ cảm nhận được túi thoát vị bẹn, đồng thời phần túi bên trong có thể hơi mềm và di chuyển.

Ban đầu, trẻ không có biểu hiện đau. Đến khi khối thoát vị bị nghẹt và phồng to gây chèn ép các cơ quan xung quanh thì trẻ mới cảm thấy đau. Lúc này, trẻ sẽ luôn quấy khóc và xuất hiện các triệu chứng như: nôn ói, bụng căng, đau bụng dữ dội,… Trong trường hợp nặng hơn, khối thoát vị bẹn sẽ chuyển sang màu đỏ, tím hoặc sậm màu.

Triệu chứng thoát vị bẹn có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên bẹn, trong đó thoát vị bẹn phải chiếm tỷ lệ cao hơn. Mọi trẻ sơ sinh đều có nguy cơ mắc phải bệnh này. Tuy nhiên tỷ lệ mắc ở bé trai thường cao hơn so với bé gái, nhất là những bé bị sinh non.

Các biến chứng của thoát vị bẹn ở trẻ em

Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em, đặc biệt là thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh, có thể gây ra những tác động lớn đến sự phát triển của trẻ và gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Các biến chứng thường gặp của bệnh bao gồm:

bẹng

  • Rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của trẻ.
  • Táo bón, khó đi tiêu, gây khó chịu và đau đớn cho trẻ.
  • Ảnh hưởng đến tinh hoàn ở trẻ nam như xoắn tinh hoàn, teo tinh hoàn.
  • Gây ảnh hưởng đến buồng trứng của trẻ nữ.
  • Nghẹt hoặc hoại tử ruột do ruột hoặc mạc treo ruột không thể trở lại được.

Thoát vị bẹn ở trẻ em không thể tự khỏi mà cần phải điều trị bằng phẫu thuật. Cha mẹ cần theo dõi kỹ các dấu hiệu bất thường ở trẻ và không được tự điều trị hoặc chờ đợi để trẻ tự khỏi. Nếu để bệnh tiến triển đến mức biến chứng, quá trình điều trị sẽ trở nên khó khăn và có thể gây ra tổn thương không thể phục hồi.

Điều trị thoát vị bẹn ở trẻ

Hiện nay, phẫu thuật vẫn là phương pháp duy nhất để điều trị thoát vị bẹn ở trẻ. Có hai phương pháp phẫu thuật được áp dụng là phẫu thuật mổ mở kinh điển và phẫu thuật nội soi 1 lỗ, 2 lỗ hoặc 3 lỗ. Việc phẫu thuật thoát vị bẹn cần được thực hiện sớm ngay khi phát hiện để ngăn chặn các biến chứng nghẹt và tránh tổn thương cho các tạng bên trong bao thoát vị.

Bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể phẫu thuật thoát vị bẹn, và phương pháp phẫu thuật mở kinh điển thông thường sẽ để lại vết mổ nhỏ khoảng 3-4cm ở vùng nếp gấp bẹn và đảm bảo tính thẩm mỹ.

Thời gian mổ khoảng một giờ và bệnh nhân có thể trở về nhà trong ngày. Phẫu thuật nội soi cũng là một phương pháp được ưa chuộng, với đường mổ nhỏ, ít đau sau mổ và khả năng phát hiện và điều trị thoát vị bên đối diện trong cùng một lần mổ, điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh – lứa tuổi có nguy cơ cao mắc cả hai bên.

Chăm sóc sau phẫu thuật

Sau khi trẻ được phẫu thuật, thời gian phục hồi bình thường kéo dài khoảng 1-2 tuần. Để giảm thiểu nguy cơ biến chứng, cha mẹ cần chăm sóc trẻ một cách cẩn thận như sau:

  • Theo dõi vết mổ, nếu có bất kỳ biểu hiện gì bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được khám và điều trị kịp thời.
  • Đảm bảo cho trẻ được bú đủ, ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ bằng cách đưa trẻ đi tái khám định kỳ để kiểm tra xem tình trạng sức khỏe đã ổn định và hồi phục hoàn toàn chưa.
  • Nếu trẻ có triệu chứng sốt cao, chảy máu ở vết mổ, nôn ói,… bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được khám và điều trị.

bẹng

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về tình trạng thoát bị bẹn ở trẻ em. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã có cho mình được những thông tin hữu ích. Chúc các bạn một ngày vui vẻ.