Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất.

Những điều cần biết về khám cột sống thắt lưng

Khám cột sống thắt lưng là việc thực hiện khám đồng thời cả 2 hội chứng: hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh. Nếu đi khám chậm trễ và tiếp cận sai phương pháp điều trị khiến tình trạng bệnh càng trở nên phức tạp hơn.

Hội chứng cột sống thắt lưng là gì?

Hội chứng cột sống thắt lưng hay còn gọi là hội chứng thắt lưng hông là bệnh lý thường gặp ở vùng cột sống thắt lưng. Đây là hiện tượng tổn thương đồng thời tại cột sống thắt lưng và thần kinh hông to. Hội chứng này khởi phát có liên quan đến rễ thần kinh vùng thắt lưng và vùng tủy cùng.

Hội chứng thắt lưng hông là bệnh lý nguy hiểm. Nếu không điều trị đúng cách sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như bại liệt hai chi dưới, rối loạn cảm giác, rối loạn thần kinh thực vật, mất khả năng vận động,…

 

Một số bệnh thường gây ra hội chứng thắt lưng hông gồm: Thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa đĩa đệm ở người già, viêm đốt sống hoặc chấn thương ̣̣̣̣ (gãy xương cột sống thắt lưng, gãy xương chậu, các chấn thương trực tiếp tác động tới dây thần kinh tọa),…

Biểu hiện của hội chứng cột sống thắt lưng

Khi mắc phải hội chứng thắt lưng hông, người bệnh phải đối mặt với hai hội chứng nhỏ cùng lúc là hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh. Ở mỗi hội chứng sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau. Cụ thể là:

    • Hội chứng cột sống: Đau cột sống thắt lưng, thường chỉ đau ở một số đốt sống nhất định, có thể đau dữ dội hoặc âm ỉ, đau đột ngột hoặc xuất hiện sau chấn thương. Bên cạnh đó bệnh nhân bị biến dạng cột sống (đường cong sinh lý bị thay đổi).
    • Hội chứng rễ thần kinh: xuất hiện cơn đau nhức chạy dọc theo đường đi của rễ thần kinh (kéo dài từ hông cho đến bần chân) khi ho, hắt hơi hoặc đi lại.

 

Quy trình khám cột sống thắt lưng chi tiết

Khám cột sống thắt lưng là việc thực hiện khám đồng thời cả 2 hội chứng của tình trạng này, đó là hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh. Cụ thể:

Khám hội chứng cột sống

Đầu tiên bệnh nhân được yêu cầu đứng thẳng, sau đó kiểm tra theo trình tự như sau:

    • Kiểm tra hình dáng cột sống: Cột sống của bệnh nhân có bị lệch, bị vẹo về bên phải hay bên trái không? Cong sinh lý (ưỡn thắt lưng) có bình thường không hay bị đảo ngược, giảm hoặc mất.
    • Đánh giá trương lực cơ cạnh sống: Quan sát từ phía sau xem khối cơ cạnh sống hai bên có cân đối không, sau đó nắn xem trương lực hai khối cơ đó có đều nhau không, nếu không đều thì trương lực cơ bên nào tăng.
    • Tìm điểm đau cột sống: Ấn hoặc gõ trên mỏm gai các đốt sống để tìm điểm đau cột sống (đốt sống bị tổn thương sẽ đau hơn các đốt sống khác).
    • Kiểm tra khả năng vận động cột sống: Kiểm tra các chức năng vận động của cột sống (cúi, ngửa, nghiêng và xoay).
    • Khoảng cách ngón tay – đất: Cho bệnh nhân đứng thẳng sau đó yêu cầu bệnh nhân cúi tối đa, chân thẳng, hai tay giơ thẳng ra trước (hướng xuống đất) sau đó đo khoảng cách từ giữa ngón tay giữa của bệnh nhân tới mặt đất.
    • Người có cột sống khoẻ mạnh khi cúi thì khoảng cách ngón tay – đất thường bằng không (đầu ngón tay giữa chạm được xuống đất), hoặc là một số âm. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có kích thích rễ thì ngón tay không thể chạm được xuống đất.
    • Ưỡn cột sống thắt lưng: Dùng thước đo độ cong của cột sống thắt lưng, độ ưỡn thắt lưng ở người bình thường là 18mm, khi ưỡn tối đa là 30mm.
    • Xoay và nghiêng cột sống: Dùng thước đo độ xoay và nghiêng, bình thường cột sống nghiêng được 29 – 31 độ về hai bên và xoay được từ 30 – 32 độ.

 

Khám hội chứng rễ thần kinh

Kiểm tra các dấu hiệu căng rễ thần kinh: 

    • Điểm đau cạnh sống: Bác sĩ cho bệnh nhân đứng hoặc nằm với tư thế thoải mái. Sau đó, ấn trên đường cạnh sống (cách trục cột sống khoảng 2cm về 2 phía trái và phải) ngang mức điểm giữa khoảng cách liên gai. Các rễ thần kinh bị tổn thương sẽ có cảm giác đau khi khám tại các điểm tương ứng.
    • Dấu hiệu chuông bấm: Bác sĩ cho bệnh nhân nằm hoặc đứng với tư thế thoải mái. Sau đó, bác sĩ ấn trên các điểm như ở thao tác kiểm tra điểm đau cột sống. Dấu hiệu chuông bấm cho kết quả dương tính khi bệnh nhân cảm thấy cơn đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa cùng bên xuống dưới chân.
    • Hệ thống các điểm Valleix: Là các điểm dây thần kinh tọa đi qua, gồm điểm giữa nếp lằn mông, điểm giữa ụ ngồi và mấu chuyển, điểm giữa mặt sau đùi, điểm giữa nếp khoeo chân. Khi khám cột sống thắt lưng, bác sĩ dùng ngón tay ấn lên các điểm trên. Nếu dây thần kinh tọa bị tổn thương thì bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhói ở các điểm này.

 

Khám cột sống thắt lưng uy tín ở đâu?

Hiện nay, nhu cầu khám cột sống thắt lưng của người dân rất cao, do đó có nhiều cơ sở khám chữa bệnh mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân. Tuy nhiên, chúng ta cần lựa chọn các cơ sở uy tín và kinh nghiệm cao tránh tiền mất tật mang.

Tại Dr.Allen với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao trong nước và các bác sĩ đến từ Mỹ, Châu Âu kết hợp công nghệ hiện đại bậc nhất sử dụng sóng xung kích Shockwave, công nghệ Laser thế hệ IV, hệ thống giảm áp cột sống DTS, công nghệ điện xung kết hợp siêu âm,… giúp giảm sưng viêm, giảm đau hiệu quả, đồng thời phục hồi khả năng hút nước và nuôi dưỡng nội đĩa đệm, đẩy nhanh hồi phục cho người bệnh.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về biểu hiện và quy trình khám hội chứng đau cột sống thắt lưng. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã có cho mình được những thông tin hữu ích.