Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất.

Bé đi chân chữ V cảnh báo bệnh lý xương khớp nguy hiểm

Chân đi hình chữ V, bàn chân không có vòm (bàn chân phẳng), đầu gối xoay chụm vào nhau,.. là dấu hiệu nhận biết hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ. Bệnh nguy hiểm gây biến chứng cong vẹo cột sống, thoái hóa khớp gối, chậm phát triển chiều cao… nếu cha mẹ không phát hiện và điều trị kịp thời cho con.

Hội chứng bàn chân bẹt là gì?

30% trẻ em châu Á mắc hội chứng bàn chân bẹt với các dấu hiệu: chân đi chữ V, lòng bàn chân bằng phẳng (không có vòm), mắt cá chân xoay vào trong hoặc ra ngoài, khớp gối chụm vào nhau,….

“Vòm bàn chân sẽ giúp cho chúng ta có thể chịu lực, cân bằng, đi đứng nhẹ nhàng, giúp giảm phản lực từ mặt đất dội lên khi chân di chuyển. Bàn chân bẹt là một dị tật, gây ảnh hưởng tiêu cực lên hệ thần kinh cột sống cho trẻ” – Tiến sĩ Joseph cho biết.

Nguyên nhân gây ra hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ

Khi phát hiện con đi hình chữ V, cha mẹ không nên chủ quan mà ngay lập tức đưa bé đi tầm soát bàn chân bẹt tại cơ sở y tế uy tín.

  • Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ ra một số nguyên nhân chính gây bệnh ở trẻ:
  • Thói quen đi chân đất, đi giày dép có đế lót bằng phẳng từ khi nhỏ tuổi.
  • Do di truyền bệnh bàn chân bẹt từ bố mẹ hoặc ông bà.
  • Trẻ bị béo phì tăng nguy cơ bị hội chứng bàn chân bẹt.

“Ban đầu bệnh không gây đau đớn hay bất tiện nhiều cho người bệnh. Tuy nhiên nếu trì hoãn điều trị, khung xương không đủ chịu lực khiến cơ thể mất thăng bằng, áp lực dồn ép lên khớp gối, mắt cá chân, khớp háng,… gây đau nhức dữ dội” – Tiến sĩ Joseph nói.

be

Cách nhận biết hội chứng bàn chân bẹt sớm ở trẻ

Hội đồng bác sĩ cột sống Hoa Kỳ mách mẹ cách phát hiện bàn chân bẹt sớm ở trẻ.

Cách 1:

  • Làm ướt chân của trẻ, sau đó yêu cầu con đứng lên trên tờ giấy trắng hoặc nền cát, nền gạch sao cho dấu chân được in rõ.
  • Nếu nhìn thấy dấu ấn của nguyên cả bàn chân trên bề mặt in thì nguy cơ con có thể mắc hội chứng bàn chân bẹt. Ngược lại, nếu dấu chân có phần khuyết thành hình vòm cong thì cha mẹ có thể yên tâm.

Cách 2:

  • Phụ huynh dùng ngón tay của mình để đặt xuống lòng bàn chân của con khi trẻ đang đứng. Nếu ngón tay luồn qua lòng bàn chân thì bé không bị bàn chân bẹt. Ngược lại, nếu ngón tay không luồn qua được gan bàn chân thì nguy cơ cao trẻ bị bàn chân bẹt. Cha mẹ cần cho con đi khám kịp thời để có phương án điều trị cụ thể.

Cách 3:

  • Quan sát tư thế đi đứng của con. Nếu thấy trẻ đi chân hình chữ V, khớp gối xoay chụm vào nhau thì có thể trẻ mắc hội chứng bàn chân bẹt.

DR.ALLEN CHIROPRACTIC – ĐƠN VỊ SỐ 1 CHUYÊN ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG BÀN CHÂN BẸT

Chúng tôi tự hào là đơn vị số 1 Việt Nam, quy tụ đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ Mỹ hơn 20 năm kinh nghiệm chuyên điều trị hội chứng bàn chân bẹt. Chúng tôi trang bị hệ thống Scan bàn chân từ tập đoàn số 1 Thụy Sĩ – VoxelCare, quét toàn bộ bàn chân từ điểm nhỏ nhất đồng thời mô phỏng chính xác độ thiếu hụt và lực tác động đến các điểm ở gan bàn chân.

Kết hợp sử dụng đế giày chỉnh hình y khoa giúp phân bổ đều trọng lực đồng thời nâng đỡ vòm bàn chân, cân bằng dáng đi cho người bệnh. Kết hợp trị liệu vận động nhằm tái định hình vòm bàn chân chuẩn, đồng thời điều chỉnh khớp bàn chân, cổ chân về vị trí đúng. Trẻ đi đứng thẳng và không còn tình trạng chân hình chữ V.

“3 – 10 tuổi là độ tuổi “vàng” để điều trị bàn chân bẹt bởi cấu trúc xương của trẻ dễ dàng chỉnh sửa về vị trí đúng. Bởi vậy, cha mẹ cần chủ động tầm soát bệnh lý cho con để kịp thời phát hiện và điều trị, chặn đứng biến chứng cong vẹo cột sống, dị dạng thân hình cho trẻ. Điều trị sớm, khả năng hồi phục 100%” – Tiến sĩ Joseph giải thích.

be

Dr.Allen Chiropractic – Đơn vị số 1 về điều trị bàn chân bẹt tại Việt Nam. TÀI TRỢ 100% PHÍ KHÁM bác sĩ Mỹ & SCAN 3D BÀN CH N duy nhất 30 bệnh nhân đăng ký sớm nhất.