Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất.

BÁC SĨ MỸ CHIA SẺ HỘI CHỨNG BÀN CHÂN BẸT LÀ GÌ?

Bàn chân bẹt là hiện tượng lòng bàn chân bằng phẳng, không có độ lõm (không có vòm chân).

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Mark Harrison (25 năm kinh nghiệm).

Bàn chân bẹt là gì?

Theo quan niệm dân gian, những người có bàn chân phẳng thường có số giàu sang phú quý. Thực tế, bàn chân bẹt nói lên điều gì hay bàn chân bẹt là bệnh gì?

Bàn chân bẹt (trong tiếng anh bàn chân bẹt có nghĩa là Flat Foot) là hiện tượng lòng bàn chân không có độ lõm (không có vòm bàn chân) và bằng phẳng.

Vòm bàn chân được cấu tạo bởi các nhóm cơ và dây chằng nối xương ở phần giữa, trước và sau thắt chặt lại. Đa số các em bé sơ sinh đều có bàn chân bẹt do cấu trúc lòng chân của bé là mô mềm.

Đến độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi, vòm bàn chân của trẻ bắt đầu phát triển và hoàn thiện. Đây chính là thời điểm “vàng” để cha mẹ chú ý đến những bất thường ở lòng bàn chân của con. Nếu gan bàn chân của bé có độ lõm thì ta có thể yên tâm, nếu lòng bàn chân bằng phẳng thì có khả năng con bị hội chứng bàn chân bẹt, mẹ nên đưa con đi thăm khám với bác sĩ kịp thời.

Dấu hiệu bàn chân bẹt

Dáng đi bàn chân bẹt của trẻ có những đặc điểm sau: 

  • Cổ chân xoay vào bên trong hoặc quay ra ngoài.
  • Trẻ bước đi không thẳng, bị xiêu vẹo và có hình chữ V.
  • Lòng bàn chân không có vòm, dấu chân in hằn không để lại vết khuyết.
  • Khớp đầu gối bị lệch và chụm vào nhau.

Bằng mắt thường, cha mẹ có thể dễ dàng phát hiện ra những bất thường của chân con hoặc dáng đi của trẻ để kịp thời có những biện pháp can thiệp.

Dr.Allen Chiropractic ứng dụng công nghệ Scan 3D bằng ánh sáng laser nhằm mô phỏng chính xác tuyệt đối độ thiếu hụt của gan bàn chân, từ đó phát hiện sớm hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ.

Nguyên nhân bàn chân bẹt

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Joseph (Thành viên Hội đồng bác sĩ cột sống Hoa Kỳ), nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ phải kể đến:

  • Do di truyền nếu bố mẹ mắc bàn chân bẹt khiến con sinh ra cũng nguy cơ bị dị tật bàn chân.
  • Do dây chằng lỏng lẻo: Bởi dây chằng là dải mô kết nối các xương với nhau, có nhiệm vụ củng cố hệ xương khớp chắc chắn và tạo hình vòm bàn chân. Khi dây chằng lỏng lẻo, hệ xương khớp theo đó không được cố định dẫn tới bệnh bàn chân bẹt.
  • Do các mô kết nối ở chân bị sưng và kéo giãn quá mức do người bệnh hoạt động sai cách và quá sức, hoặc đi giày không phù hợp trong thời gian dài.
  • Do 2 chân lệch nhau về độ dài, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ. Đồng thời còn gây các bệnh cột sống nguy hiểm như: thoái hóa khớp gối sớm, viêm gân gót chân, cong vẹo cột sống,…
  • Các bệnh như bại não, loạn dưỡng cơ, nứt đốt sống cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng tới dây thần kinh và các nhóm cơ gây ra bệnh bàn chân bẹt.

Bàn chân bẹt có nguy hiểm không?

Bàn chân bẹt là một dạng dị tật phát triển cơ xương bàn chân không được bình thường. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống sinh hoạt của trẻ em về sau.

Cách điều trị bàn chân bẹt

Phẫu thuật

Phương pháp này được sử dụng khi trẻ gặp dị tật bàn chân quá nghiêm trọng, cấu trúc xương bị biến dạng trầm trọng. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý phương pháp phẫu thuật không được các bác sĩ khuyến khích trong điều trị bàn chân bẹt cho bé dưới 8 tuổi bởi nhiều biến chứng nguy hiểm, thời gian hồi phục kéo dài.

Đế giày chỉnh hình y khoa

Kịp thời phát hiện bệnh sớm, trẻ sẽ được khuyên dùng đế giày chỉnh hình bàn chân. Đây là phương pháp hiệu quả, an toàn cho trẻ nhỏ.

Đế giày chỉnh hình hỗ trợ nâng đỡ bàn chân, tạo vòm lòng bàn chân cho trẻ, từ đó cân bằng dáng đi cho người bệnh. Đây là phương pháp điều trị bàn chân bẹt theo hướng bảo tồn hiệu quả nhất hiện nay.

Việc lựa chọn đế giày chỉnh hình phù hợp đặc biệt quan trọng, quyết định tới hiệu quả điều trị bệnh. Chân mỗi trẻ có mức độ bẹt, kích thước, độ thiếu hụt khác nhau, do đó, trẻ cần được thiết kế đế chỉnh hình riêng biệt để hiệu quả điều trị tốt nhất. Lựa chọn đế giày chỉnh hình không phù hợp sẽ dẫn tới không nâng đúng độ vòm theo khuôn bàn chân hoặc nâng sai vị trí vòm chân sẽ khiến gan lòng bàn chân căng cứng, gây đau nhức. Nâng ép vòm quá mức dẫn đến ức chế xương trục cổ chân, gây thương tổn ở nhiều vị trí khác nhau trên bàn chân. Chất liệu đế giày chỉnh hình kém chất lượng có thể khiến trẻ bị đau, không thoải mái khi sử dụng.

Do đó, bố mẹ hãy thật cẩn trọng khi lựa chọn đế giày chỉnh hình bàn chân bẹt cho con.

Điều trị bàn chân bẹt ở đâu?

Dr.Allen Chiropractic là hệ thống phòng khám tốt nhất – hiện đại nhất chuyên điều trị bàn chân bẹt cho trẻ. Trực tiếp Tiến sĩ, bác sĩ Mỹ hơn 20 năm kinh nghiệm thăm khám và xây dựng phác đồ đồng thời theo sát tiến trình trị liệu cho trẻ.

Chúng tôi ứng dụng công nghệ Scan 3D bằng ánh sáng laser tân tiến, quét toàn bộ bàn chân từ điểm nhỏ nhất, xác định chính xác điểm chân chịu lực, mô phỏng độ thiếu hụt của gan bàn chân, từ đó phát hiện bàn chân bẹt sớm đồng thời giúp bác sĩ đánh giá cấp độ bệnh lý trẻ đang gặp phải.

Đế giày chỉnh hình y khoa theo công nghệ Thụy Sĩ được thiết kế cá nhân hóa cho người bệnh, đảm bảo sự chính xác tuyệt đối và thoải mái trong quá trình sử dụng. Công dụng tái tạo vòm bàn chân, cân bằng dáng đi cho bé.

Tốc độ hồi phục sẽ được đẩy nhanh tối đa nhờ kết hợp trị liệu vận động do bác sĩ Mỹ chỉ định chuyên biệt cho từng trẻ, giúp bàn chân cử động linh hoạt, gia tăng sức mạnh của các nhóm gân, cơ, dây chằng.Chi phí điều trị bàn chân bẹt tùy thuộc vào mức độ bệnh lý của trẻ gặp phải. Để biết chính xác chi phí chữa bàn chân bẹt, phụ huynh hãy đưa con đi khám với bác sĩ Mỹ tại Dr.Allen Chiropractic.

Sau bài viết này, cha mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi bàn chân bẹt có chữa được không. Hãy chú ý đến những thay đổi bất thường của con, phát hiện bệnh sớm, điều trị hiệu quả tối đa.

Dr.Allen Chiropractic ƯU ĐÃI 100 SUẤT MIỄN PHÍ khám với bác sĩ Mỹ & Scan 3D bằng ánh sáng Laser phát hiện bàn chân bẹt.