Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất.

Bị đau khớp cổ chân nên làm gì?

Bạn có thể an tâm vì dưới đây là các phương pháp chữa đau khớp cổ chân hiệu quả và an toàn. Tình trạng đau khớp cổ chân có thể làm cho việc đi lại trở nên khó khăn và gây ra cảm giác rất khó chịu.

Cách chữa đau khớp cổ chân tại nhà

Đau khớp cổ chân có thể khiến bạn cảm thấy rất khó chịu và bất tiện. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, hoặc do các chấn thương như bong gân. Tình trạng đau khớp cổ chân này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Nhưng đừng lo lắng, bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho bạn những cách đơn giản nhưng rất hiệu quả để giảm đau khớp cổ chân.

Một số bài tập đau khớp cổ chân

Bài tập xoay khớp cổ chân

Đây là bài tập giúp vận động khớp cổ chân sang hai bên và phục hồi các dây chằng bị tổn thương. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên bắt đầu tập khi cơn đau đã dịu hẳn. Để thực hiện bài tập này, người bệnh xoay bàn chân với mũi chân hướng ra ngoài, sau đó xoay ngược chiều để mũi chân hướng vào trong. Động tác cần được thực hiện từ từ và trong giới hạn chịu đựng của cơ thể.

Bài tập căng cơ bắp chân

Để tập bài tập này, người bệnh cần đặt chân duỗi thẳng, kéo bàn chân duỗi ra phía sau và nghiêng người về phía trước. Người tập nên đảm bảo gót chân luôn tiếp xúc với mặt sàn. Giữ tư thế này trong khoảng 20 – 30 giây và lặp lại 3 lần. Bài tập có thể được lặp lại nhiều lần trong ngày.

Bài tập kéo gập và duỗi mu chân

Bài tập này sử dụng một dải băng đàn hồi để tạo kháng lực xung quanh lòng bàn chân và kéo tay giữ chặt hai đầu. Người tập sau đó từ từ duỗi mu bàn chân ra xa và giữ nguyên tư thế trong vài giây. Cuối cùng, gập lại trở về vị trí nghỉ. Khi này, khớp đầu gối cần phải uốn cong lại để tập trung vào nhóm cơ ở vùng dưới bắp chân. Bài tập cần được lặp lại khoảng từ 10 đến 20 lần trong 1 hiệp và nên tập 3 hiệp với thời gian nghỉ ngắn giữa các hiệp.

Ngoài những phương pháp trên, cách giảm đau khớp cổ chân bằng thuốc không kê toa cũng là một lựa chọn cho những người bị đau khớp cổ chân. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng đau khớp cổ chân có thể được giảm nhẹ bằng các loại thuốc nào? Các loại thuốc thông thường được sử dụng để giảm đau nhức xương khớp bao gồm thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau và paracetamol,…

Bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân

Xoa bóp và bấm huyệt là phương pháp trị liệu y học cổ truyền đã được chứng minh hiệu quả trong việc điều trị các bệnh lý về xương khớp. Ngoài tính an toàn, phương pháp này còn có chi phí không đáng kể.

Phương pháp bấm huyệt giúp trị liệu căn nguyên của bệnh và được ưu tiên sử dụng để chữa đau khớp cổ chân do thoái hóa, kết hợp với vật lý trị liệu để tăng cường hiệu quả chữa trị. Xoa bóp kết hợp với bấm huyệt có tác dụng kích thích lưu thông máu, giúp tuần hoàn tốt hơn và giải phóng các đường mạch máu bị tắc nghẽn, từ đó giúp cơ xương, khớp được cung cấp nguồn dinh dưỡng và tránh tổn thương.

Để xoa bóp, người bệnh nằm ngửa, người xoa bóp sử dụng ngón tay xoa và day theo hình vòng tròn nhỏ liên tục từ hõm trước cổ chân, rồi từ trong mắt cá trong và vòng ra mắt cá ngoài. Động tác day cần thay đổi từ nhẹ đến mạnh và từ trên xuống dưới để lưu thông huyết mạch. Động tác day ấn được thực hiện ở 3 huyệt: Giải khê, côn lôn và thái khê.

Bấm huyệt được thực hiện tại các trung tâm y học cổ truyền uy tín và bằng tay của thầy thuốc có kinh nghiệm. Sau khi xoa bóp, thầy thuốc sẽ xác định điểm đau nhất tại cổ chân của bệnh nhân và bắt đầu bấm huyệt ở các huyệt như Giải khê, Côn lôn, Thái khê. Thời gian bấm huyệt ở mỗi vị trí được thực hiện trong khoảng 1 phút.

Mặc dù bấm huyệt có nguồn gốc từ y học dân gian, nhưng những nghiên cứu khoa học đã chứng minh tính hiệu quả của phương pháp này.

Huyệt đạo được xác định là những vùng trong cơ thể có chức năng sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh như endorphin và dopamine, các hormone giảm đau tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra, các chất xúc tác này còn có khả năng ngăn chặn sự hình thành của gốc tự do, giảm nguy cơ viêm, nhiễm trùng và thậm chí là ung thư.

Việc áp dụng phương pháp bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân đúng cách và kịp thời có thể mang lại những kết quả tích cực cho người bệnh.

Đau khớp cổ chân nên ăn gì và kiêng gì?

Đau khớp cổ chân kiêng ăn gì?

Cùng với những loại thực phẩm tốt cho người bị viêm khớp cổ chân, cũng có những thực phẩm nên hạn chế khi ăn. Danh sách này gồm những dạng thực phẩm sau đây:

  • Thịt đỏ: người bị viêm khớp cổ chân nên giảm thiểu sử dụng các loại thịt đỏ như bò, dê, trâu, vì chúng có thể gây tăng viêm trong cơ thể. Thay vào đó, bạn nên sử dụng thịt trắng.
  • Nội tạng động vật: chứa nhiều photpho, một chất độc hại với người bị viêm khớp cổ chân vì khiến xương khó hấp thụ canxi.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: nên tránh các món ăn này vì chúng chứa nhiều cholesterol gây ảnh hưởng đến xương khớp và tim mạch, và khiến người bệnh dễ thừa cân, béo phì.
  • Đồ ăn chế biến sẵn: có nhiều muối, đường, chất phụ gia, chất bảo quản, gây phản ứng viêm diễn ra mãnh liệt hơn.
  • Thực phẩm chứa nhiều muối: muối ăn làm tăng quá trình bài tiết canxi qua đường nước tiểu.
  • Lúa mì, yến mạch, lúa mạch: chứa hàm lượng lớn glycemic, gây phản ứng viêm tại khớp và dễ dẫn tới thừa cân béo phì.

Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các loại sản phẩm chứa solanine như cà tím, khoai tây, cà chua, măng, sữa và các sản phẩm từ sữa.

Đau khớp cổ chân nên ăn gì?

Các loại rau xanh như cải xoong, rau chân vịt, súp lơ xanh… là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ lý tưởng, giúp tăng cường sức khỏe của xương. Cà rốt giàu vitamin A và E giúp bảo vệ các khớp và đầu xương.

Trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Chúng giúp cơ thể đào thải độc tố và giảm tình trạng oxy hóa tại các khớp xương. Các loại trái cây thích hợp cho người bị viêm khớp cổ chân bao gồm việt quất, dâu tây, cam, lựu…

Các loại cá giàu Omega-3 có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm sưng đau và phòng ngừa oxy hóa. Các loại cá thích hợp cho người bệnh là cá thu, cá mòi, cá trích. Việc ăn 2 hoặc 3 bữa ăn có cá mỗi tuần sẽ giúp tăng tiết dịch khớp và khả năng tái tạo sụn khớp.

Các loại gia vị như gừng, tỏi, nghệ không chỉ làm tăng hương vị cho các món ăn mà còn là những vị thuốc tốt. Chúng giúp cơ thể chống viêm và giảm đau tại vùng khớp cổ chân.

Trà xanh giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả và tăng khả năng kháng viêm. Tuy nhiên, chỉ nên uống trà tươi và tránh uống nước trà quá đặc.

Dầu ô liu chứa chất oleocanthal có khả năng ức chế quá trình sinh ra enzyme gây viêm. Hơn nữa, dầu ô liu còn chứa hàm lượng lớn Omega-3. Điều này khiến nó trở thành một lựa chọn tốt cho người bị viêm khớp cổ chân.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về cách điều trị đau khớp cổ chân tại nhà hiệu quả này. Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về xương khớp và chưa tìm được phương pháp và địa chỉ khám, điều trị phù hợp thì có thể tham khảo thêm về dịch vụ khám và điều trị bệnh xương khớp tại bằng phương pháp NẮN CHỈNH XƯƠNG KHỚP tại Phòng khám quốc tế Dr.Allen Chiropractic.

Dr.Allen Chiropractic là đơn vị tiên phong ứng dụng liệu pháp Chiropractic (nắn chỉnh xương khớp) trong phác đồ đa chuyên khoa điều trị bệnh lý cơ – xương khớp – cột sống mang lại hiệu quả tối ưu mà KHÔNG PHẪU THUẬT – KHÔNG DÙNG THUỐC. Không chỉ giúp khách hàng chữa lành các cơn đau, điều trị từ gốc bệnh mà còn hướng tới giúp khách hàng thay đổi quan điểm, thói quen chủ động chăm sóc sức khỏe xương khớp.

Với mục tiêu giúp người Việt được sử dụng dịch vụ y tế chuẩn Mỹ, Dr.Allen Chiropractic hội tụ đội ngũ bác sĩ Hoa Kỳ trên 10 năm kinh nghiệm, tốt nghiệp tại các trường đào tạo Chiropractic nổi tiếng trên thế giới. Đồng thời, Dr.Allen Chiropractic cũng là đơn vị đi đầu trong việc trang bị hệ thống công nghệ tối tân nhất hiện nay và chú trọng trải nghiệm dịch vụ 5* mang lại sức khỏe toàn diện cho người Việt.

Mọi câu hỏi của bạn về các bệnh lý xương khớp và dịch vụ của Dr.Allen Chiropractic vui lòng liên hệ qua hotline 19001599 để được tư vấn thêm.