Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất.

Các cách điều trị bệnh cơ xương khớp

Các bệnh về cơ xương khớp có thể có các triệu chứng như đau, sưng khớp, giới hạn vận động, yếu và đau cơ, biến dạng xương… Tuy nhiên, người bệnh thường bị chủ quan với những triệu chứng nhẹ, chỉ đến viện khi đau vượt ngưỡng chịu đựng. Nếu không được chữa trị kịp thời, tổn thương hệ thống cơ xương khớp có thể để lại nhiều di chứng nguy hiểm. Do đó, khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Các xét nghiệm trong chẩn đoán bệnh cơ xương khớp thường dùng

Hiện nay có nhiều phương pháp chẩn đoán viêm xương khớp hiệu quả, giúp bệnh nhân tìm kiếm, chẩn đoán và điều trị bệnh một cách chính xác. Tuy nhiên, mỗi loại xét nghiệm xương khớp sẽ có tác dụng, quy trình thực hiện và ý nghĩa khác nhau.

Thực hiện chụp X – quang: Chụp X-quang là biện pháp cơ bản, phổ biến nhất giúp chẩn đoán những bệnh về hệ thống vận động.

Phương pháp siêu âm khớp: Phương pháp siêu âm này sẽ giúp phát hiện dịch trong khớp, phì đại bao hoạt dịch, tổn thương cấu trúc gân cơ xung quanh khớp.

Phương pháp ghi hình cộng hưởng từ: Để chẩn đoán các trường hợp không chắc chắn về bệnh lý khớp, hiện nay có phương pháp ghi hình vô hại, thay thế cho kỹ thuật nội soi khớp. Kỹ thuật này giúp phát hiện được những tổn thương bên ngoài và bên trong khớp, thông qua việc tạo ra hình ảnh chụp bằng tia X.

Phương pháp soi khớp: Để kiểm tra tình trạng của các thành phần trong khớp, đặc biệt là khớp gối, ta sử dụng ống nội soi sợi quang để có thể quan sát được màng hoạt dịch, sụn khớp, các dây chằng, sụn chêm và các gân cơ trong khớp. Trong quá trình tiến hành kiểm tra, chúng ta có thể lấy mẫu màng hoạt dịch, sụn khớp và thực hiện các phương pháp can thiệp ngoại khoa mà không gây ảnh hưởng đến khớp.

bộ   thảo   dược   medic   2019   2021   bước   đọc

Phương pháp chụp khớp: Quá trình tiêm một lượng dung dịch chất cản quang, không khí hoặc cả hai vào ổ khớp là phương pháp đặc biệt hiệu quả để phát hiện các vật thể lạ trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh viêm màng hoạt dịch nhung mao-hạt, bệnh u sụn hoạt dịch (hay u sụn khớp) và bệnh sụn chêm khớp gối.

Thực hiện sinh thiết màng hoạt dịch (bao hoạt dịch): Phương pháp này chỉ được sử dụng khi bệnh nhân mắc viêm đơn không rõ nguyên nhân loạn dưỡng màng hoạt dịch hoặc viêm khớp nhiễm khuẩn và cần thực hiện cấy màng hoạt dịch. Phương pháp sinh thiết này có khả năng xác định đặc tính mô học của một số bệnh như viêm màng hoạt dịch với các nhung mao, lông hạt trên màng, viêm khớp nhiễm khuẩn và viêm khớp.

Thực hiện sinh thiết xương: Phương pháp này có thể được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa X-quang để định vị chính xác nơi tổn thương xương, bao gồm u xương, ổ nhiễm khuẩn hoặc tổn thương loạn dưỡng. Bên cạnh đó, thực hiện sinh thiết xương ở mào chậu cũng cho phép nghiên cứu các rối loạn chuyển hoá của chất khoáng trong các mô xương.

Định lượng các khoáng chất có trong xương: Việc tính toán tỉ trọng của xương dựa trên mức độ hấp thụ photon sau khi chùm photon đã đi qua phần xương cần nghiên cứu và các mô mềm xung quanh. Có hai phương pháp để xác định lượng chất khoáng trong xương:

Phương pháp đo hấp thụ photon một chùm hoặc hai chùm (sử dụng hai chùm photon có năng lượng khác nhau): phương pháp này thường được áp dụng trong các quy trình khám xét các thân đốt sống và chỏm xương đùi.

Phương pháp chụp cắt lớp vi tính định lượng (CT scan): đây là kỹ thuật đo trực tiếp tỉ trọng xương, có độ chính xác cao hơn so với phương pháp đo hấp thụ photon nói trên. Tuy nhiên, phương pháp này tốn kém hơn và bệnh nhân phải tiếp xúc với bức xạ mạnh hơn khi thực hiện.

bộ   thảo   dược   medic   2019   2021   bước   đọc

Phương pháp chụp nhấp nháy mô xương: Phương pháp chụp nhấp nháy mô xương được sử dụng để phát hiện tổn thương của xương trước cả khi chụp X-quang, tuy nhiên không có khả năng xác định bản chất của tổn thương. Phương pháp này được chỉ định cho những bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ ung thư di căn vào xương, trong chẩn đoán bệnh Paget, bệnh hoại tử xương do vi khuẩn, viêm xương, viêm đốt sống nhiễm khuẩn và viêm cột sống dính khớp.

Thực hiện các xét nghiệm miễn dịch

  • Yếu tố gây bệnh thấp: thường được phát hiện ở thời điểm “nhẹ” trong quá trình xét nghiệm.
  • Kháng thể kháng nhân: thường có mức độ tăng cao trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống hoặc do thuốc, bệnh tạo keo, bệnh tự miễn và viêm đa khớp dạng thấp.
  • Kháng thể kháng ADN mới sinh: các ADN mối sinh rất đặc hiệu và là một tham số đáng tin cậy trong việc đánh giá diễn biến của bệnh.
  • Kháng thể kháng ribonucleoprotein: tăng trong trường hợp viêm mô liên kết hỗn hợp (hay còn gọi là hội chứng Sharp).
  • Kháng thể kháng streptolysin: tăng trong bệnh thấp khớp cấp.
  • Tìm kiếm các kháng thể kháng thương hàn, kháng phó thương hàn, kháng brucella, trong các trường hợp nghi ngờ bị viêm đốt sống nhiễm khuẩn.
  • Xác định kháng nguyên HLA B27 (xem: hệ thống kháng nguyên HLA, tiếng Anh: Human Lymphocyte Antigen – kháng nguyên bạch cầu người): kháng nguyên này là cơ sở của nhiều bệnh như viêm khớp vảy nến, bệnh Still – Chauffard, viêm đa khớp dạng thấp, viêm cột sống,…

Phương pháp điều trị bệnh cơ xương khớp

Do các bệnh về cơ xương khớp rất đa dạng và phong phú, nên các biện pháp điều trị cũng rất đa dạng, tùy theo đặc điểm của từng bệnh, nguyên nhân và giai đoạn tiến triển của bệnh mà sử dụng phương pháp điều trị phù hợp. Mục tiêu của điều trị là xử lý nguyên nhân, điều trị theo cơ chế bệnh sinh và giảm triệu chứng. Nếu xử lý được nguyên nhân gây bệnh thì bệnh sẽ khỏi và không có khả năng tái phát. Tuy nhiên, nhiều bệnh về khớp vẫn chưa có nguyên nhân cụ thể, do đó điều trị chỉ nhằm giảm yếu tố nguy cơ gây bệnh như các yếu tố di truyền, yếu tố phát triển của cá thể và yếu tố môi trường.

bộ   thảo   dược   medic   2019   2021   bước   đọc

Điều trị bao gồm sự kết hợp hài hòa của các phương pháp nội khoa, ngoại khoa, chỉnh hình, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Thông thường ở những giai đoạn ban đầu của bệnh, chỉ cần dùng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu và phục hồi chức năng là có thể chữa khỏi bệnh và phục hồi lại chức năng vận động của khớp. Tuy nhiên, khi bệnh đã tiến triển nặng, có nhiều biến chứng, gây cứng và dính khớp thì điều trị lại phải bổ sung các biện pháp điều trị ngoại khoa hoặc phẫu thuật thay khớp giả.

Ngoài điều trị nội khoa và ngoại khoa, các bệnh về cơ xương khớp cũng được điều trị theo phương pháp Đông Y. Các biện pháp điều trị Đông Y rất đa dạng như sử dụng thuốc, châm cứu, xoa bóp bằng tinh dầu, bấm huyệt, điều trị kéo giãn cột sống bằng máy, laser điều trị, xông hơi thuốc, ngâm thuốc y học cổ truyền, điều trị bằng tia hồng ngoại, thủy châm… Tùy theo tình trạng bệnh lý của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định một

Điều trị bệnh cơ xương khớp không dùng thuốc tại Dr.Allen Chiropractic

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về xương khớp và chưa tìm được địa chỉ khám, điều trị phù hợp thì hãy đến với chúng tôi – Phòng khám quốc tế Dr.Allen Chiropractic.

Là đơn vị tiên phong ứng dụng liệu pháp Chiropractic (nắn chỉnh xương khớp) trong phác đồ đa chuyên khoa điều trị bệnh lý cơ – xương khớp – cột sống mang lại hiệu quả tối ưu mà KHÔNG PHẪU THUẬT – KHÔNG DÙNG THUỐC. Không chỉ giúp khách hàng chữa lành các cơn đau, điều trị từ gốc bệnh mà còn hướng tới giúp khách hàng thay đổi quan điểm, thói quen chủ động chăm sóc sức khỏe xương khớp.

Với mục tiêu giúp người Việt được sử dụng dịch vụ y tế chuẩn Mỹ, Dr.Allen Chiropractic hội tụ đội ngũ bác sĩ Hoa Kỳ trên 10 năm kinh nghiệm, tốt nghiệp tại các trường đào tạo Chiropractic nổi tiếng trên thế giới. Đồng thời, chúng tôi đi đầu trong việc trang bị hệ thống công nghệ tối tân nhất hiện nay và chú trọng trải nghiệm dịch vụ 5* mang lại sức khỏe toàn diện cho người Việt.

bộ   thảo   dược   medic   2019   2021   bước   đọc

Mọi câu hỏi của bạn về các bệnh lý xương khớp và dịch vụ của chúng tôi vui lòng liên hệ qua hotline 19001599 để được tư vấn thêm.