Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất.

Cách chữa giãn dây chằng gót chân

Chấn thương va chạm, té ngã hoặc tai nạn… khiến cho các khớp, gân cơ và dây chằng bị tổn thương dẫn đến giãn dây chằng. Nếu như bệnh không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời có thể sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc sau này. Vậy cách chữa giãn dây chằng cổ chân, gót chân là gì? Mời các bạn hãy tham khảo những thông tin Dr.Allen sẽ chia sẻ dưới đây.

Triệu chứng giãn dây chằng cổ chân, gót chân

Bị giãn dây chằng gót chân, cổ chân là dấu hiệu tổn thương của các dây chằng cố định các khớp. Triệu chứng của bệnh giãn dây chằng cổ chân rất giống với đau mắt cá và gãy xương. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói ở vị trí khớp cổ chân và khó khăn trong việc di chuyển. Sau đó, đau sẽ tạm thời ngừng nhưng sau 1 giờ, người bệnh sẽ lại cảm thấy đau trở lại.

Vùng khớp cổ chân bị sưng to, da quanh vị trí này có dấu hiệu bầm tím hoặc tái nhợt do chảy máu ở bên trong. Khi ấn vào vùng da này, người bệnh sẽ cảm thấy rất nóng và đau đớn. Mức độ giãn dây chằng cổ chân khác nhau tùy thuộc vào mức độ tổn thương của các dây chằng cổ chân. Nếu bị tổn thương nặng, các dây chằng có thể bị đứt hoàn toàn dẫn đến khớp bị lỏng lẻo. Người bệnh cần điều trị kịp thời bằng cách đến bệnh viện để được bác sĩ chăm sóc.

dãn nhức

Cách chữa đau dây chằng gót chân, cổ chân

Đối với những trường hợp bị bong gân giãn dây chằng cổ chân nhẹ, bạn có thể tự điều trị tại nhà với các biện pháp sau:

  • Hạn chế di chuyển: Ngay khi bị bong gân, hãy ngưng mọi hoạt động để tránh cơn đau trở nên nặng hơn.
  • Chườm lạnh: Chườm đá lạnh ngay sau khi bị giãn dây chằng sẽ giúp giảm đau, dừng tình trạng chảy máu và hạn chế việc sưng phù. Tránh sử dụng chườm nóng vì điều này có thể làm giãn mạch, khiến khớp bị sưng phù hơn.
  • Sử dụng băng thun: Sử dụng băng thun để băng ép dây chằng khớp cổ chân trong khoảng 48 giờ đầu. Nhớ căng băng thun nhẹ nhàng, không quá chặt hoặc quá lỏng.
  • Nâng cao chân: Nên đặt gối dưới chân khi nằm để chân nâng cao khoảng 10cm. Điều này giúp tăng sự tuần hoàn máu và làm giảm tình trạng máu bầm.
  • Nếu tình trạng bong gân giãn dây chằng cổ chân và gót chân là do chơi thể thao mạnh, bạn có thể xịt dung dịch ethyl clorua vào vị trí bị tổn thương để làm lạnh giảm đau và gây tê. Tuy nhiên, nếu triệu chứng không giảm sau vài ngày hoặc tình trạng trở nên nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi

Để giúp tăng tốc quá trình phục hồi các tổn thương về chân, người bệnh cần tập trung vào các chế độ nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế việc di chuyển. Đồng thời, chú ý đến chế độ dinh dưỡng để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như kẽm, đồng, canxi, silicium, giúp bảo vệ và phục hồi sức khỏe của xương khớp và dây chằng cổ chân.

Sau khi giảm sưng phù, người bệnh nên sử dụng giày dép y khoa hoặc lót giày y khoa để giúp giảm áp lực cơ thể lên bàn chân và giảm đau dây thần kinh, các biến chứng thần kinh và đau cơ xương khớp bàn chân, cũng như tăng sức khỏe chân lâu dài. Bên cạnh đó, tập các bài tập phục hồi giãn dây chằng ở chân cũng là một cách hiệu quả giúp phục hồi chức năng nhanh chóng.

dãn nhức

Đau dây chằng gót chân là tình trạng thường gặp trong hoạt động thể thao. Khi gặp chấn thương, người bệnh cần sử dụng những biện pháp chăm sóc tại nhà để giảm triệu chứng và hạn chế tổn thương tiến triển. Tuy nhiên, sau đó, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và nhận hướng dẫn về vật lý trị liệu, phục hồi chức năng hoặc phẫu thuật tái tạo dây chằng theo chỉ định của bác sĩ.