Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất.

Gù lưng là gì? Làm sao để biết mình bị gù lưng?

Bệnh gù lưng đang trở thành một vấn đề phổ biến hiện nay khi tỷ lệ người mắc tăng cao. Lưng được xem như một trụ cột chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ cơ thể, giúp duy trì hoạt động của đầu, mình và tứ chi. Tuy nhiên, gù lưng đã và đang ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về căn bệnh gù lưng, những nguyên nhân và dấu hiệu để nhận biết mình có bị gù lưng hay không.

Gù lưng là như thế nào?

Bệnh gù lưng là một rối loạn phát triển của cột sống, ảnh hưởng đến cả người trưởng thành lẫn trẻ em. Tình trạng này có thể dẫn đến dị dạng của cột sống, được gọi là gù. Bệnh thường xuất hiện ở đoạn ngực và lưng, và đôi khi cũng có thể xảy ra ở cột sống cổ.

Với bệnh nhân gù lưng, phần lưng ở vùng ngực và thắt lưng có thể có dấu hiệu cong lồi bất thường, còn cột sống cổ và xương cụt có thể lõm sâu vào bên trong, gây mất thẩm mỹ và đau nhức lưng. Nguyên nhân của bệnh thường liên quan đến suy yếu xương cột sống, đĩa đệm bị nứt hoặc bị đè nén, dẫn đến biến dạng. Một góc gù lưng bình thường là khoảng 20 – 45 độ, tuy nhiên khi góc gù vượt quá 45 độ, bệnh được coi là chứng gù lưng.

Nguyên nhân gù lưng?

Các nguyên nhân gây gù lưng rất đa dạng và phức tạp. Gù lưng xuất hiện khi những đốt sống lưng phát triển bất thường do các nguyên nhân sau:

  • Loạn dưỡng cơ là tình trạng di truyền làm suy yếu các cơ trong cơ thể. Khi cơ xung quanh cột sống lưng bị suy yếu, sự loạn dưỡng cơ này sẽ khiến cho cột sống phát triển không bình thường, từ đó tăng nguy cơ gù lưng.
  • Khối u ở cột sống lưng, có thể là ác tính hoặc lành tính đều có khả năng gây ra gù. Khối u có thể chèn ép các dây thần kinh, ảnh hưởng đến đĩa đệm và làm giảm đi độ linh hoạt của cột sống, dẫn đến cong vẹo cột sống lưng.
  • Bệnh thoái hóa đĩa đệm là một nguyên nhân phổ biến gây bệnh gù lưng. Đĩa đệm bị đè nén, hao mòn hoặc bị nứt do thoái hóa có thể làm thay đổi hình dạng và đường cong của cột sống.
  • Bệnh gãy xương do nén cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Các đốt sống bị dập hoặc gãy do té ngã và bệnh lý làm tăng nguy cơ gù lưng.

anh   tướng   nào   tật   ai   khuyết

Ngoài ra, bệnh loãng xương, bẩm sinh, bệnh Scheuermann, thường xuyên khuân vác vật nặng và di chuyển với tư thế cong người về phía trước hay đứng quá lâu với tư thế chùng xuống cũng là một số nguyên nhân khác.

Cách nhận biết gù lưng

Tùy vào loại và mức độ độ cong, nguyên nhân, triệu chứng và dấu hiệu bị gù lưng sẽ khác nhau. Để nhận biết gù lưng, người bệnh có thể quan sát các triệu chứng sau:

  • Lưng cong lên giống như một cái bướu.
  • Vai bị khuỳnh lên.
  • Cột sống cứng, không thể hoặc khó đứng thẳng người.
  • Có thể gặp đau lưng nhẹ, đau tăng dần theo mức độ cong lưng.
  • Căng cơ tại mặt sau đùi.
  • Khó khăn trong hoạt động và di chuyển, giảm linh hoạt.
  • Chèn ép hoặc tăng áp lực lên tủy sống và dây thần kinh.
  • Chiều cao bị giảm.
  • Dáng đi khom người và khi di chuyển, người bệnh sẽ hướng về phía trước.
  • Với các trường hợp gù lưng nặng hơn, các triệu chứng nghiêm trọng có thể bao gồm:
  • Mất cảm giác ở lưng và khó thở.
  • Cảm giác tê, yếu dần ở chân.
  • Tác động đến các chức năng của tim và phổi.

Biện pháp phòng chống bệnh gù lưng

Để tránh mắc bệnh gù lưng, người ta có thể áp dụng các phương pháp phòng ngừa sau:

  • Giữ tư thế đúng khi đứng, ngồi hoặc làm việc để tránh đứng lâu, chùng xuống hoặc thực hiện tư thế thả lỏng vai.
  • Sử dụng đai đeo chống gù lưng hoặc các thiết bị hỗ trợ khác để giữ thăng bằng và hỗ trợ lưng.
  • Đảm bảo ghế ngồi có phần tựa lưng để giữ cho lưng thẳng, giảm mỏi và cong lưng.
  • Đi với tư thế thẳng người.
  • Hạn chế mang và vận chuyển vật nặng khi làm việc.
  • Trẻ em cần hạn chế mang cặp sách nặng và giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử để tránh căng cơ lưng.
  • Thận trọng khi tham gia các hoạt động vận động hoặc lao động, tránh gây chấn thương hoặc gãy xương, thoát vị đĩa đệm có thể làm ảnh hưởng đến cột sống.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống, đặc biệt là ăn nhiều thực phẩm giàu canxi và vitamin D để nâng cao sức khỏe, làm tăng độ bền và mật độ xương, tránh bệnh biến dạng cột sống.

anh   tướng   nào   tật   ai   khuyết

Hy vọng, thông qua kiến thức Dr.Allen vừa chia sẻ, bạn đã có thể hiểu hơn về gù lưng là gì, cũng như tại sao bị gù lưng và cách nhận biết bị gù lưng. Từ đó cho mình, kiến thức phòng tránh từ sớm cho bản thân và gia đình.

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về xương khớp và chưa tìm được phương pháp và địa chỉ khám, điều trị phù hợp thì có thể tham khảo thêm về dịch vị khám và điều trị bệnh xương khớp tại bằng phương pháp NẮN CHỈNH XƯƠNG KHỚP tại Phòng khám quốc tế Dr.Allen Chiropractic.

Dr.Allen Chiropractic là đơn vị tiên phong ứng dụng liệu pháp Chiropractic (nắn chỉnh xương khớp) trong phác đồ đa chuyên khoa điều trị bệnh lý cơ – xương khớp – cột sống mang lại hiệu quả tối ưu mà KHÔNG PHẪU THUẬT – KHÔNG DÙNG THUỐC. Không chỉ giúp khách hàng chữa lành các cơn đau, điều trị từ gốc bệnh mà còn hướng tới giúp khách hàng thay đổi quan điểm, thói quen chủ động chăm sóc sức khỏe xương khớp.

Với mục tiêu giúp người Việt được sử dụng dịch vụ y tế chuẩn Mỹ, Dr.Allen Chiropractic hội tụ đội ngũ bác sĩ Hoa Kỳ trên 10 năm kinh nghiệm, tốt nghiệp tại các trường đào tạo Chiropractic nổi tiếng trên thế giới. Đồng thời, Dr.Allen Chiropractic cũng là đơn vị đi đầu trong việc trang bị hệ thống công nghệ tối tân nhất hiện nay và chú trọng trải nghiệm dịch vụ 5* mang lại sức khỏe toàn diện cho người Việt.

Mọi câu hỏi của bạn về các bệnh lý xương khớp và dịch vụ của Dr.Allen Chiropractic vui lòng liên hệ qua hotline 19001599 để được tư vấn thêm.