Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất.

Lưu ý sức khỏe nếu ngủ hay bị tê chân

Chân tê cứng khi ngủ không phải là một hiện tượng quá kì lạ đối với bất kỳ cá nhân nào, nhưng liệu tình trạng tê chân tay khi ngủ có phải là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp rắc rối gì không? Mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ về tình trạng này qua bài viết sau đây nhé!

Biểu hiện chân tê cứng khi ngủ

Hiện tượng tê buồn chân khi ngủ là một trạng thái tạm thời mà người bệnh mất cảm giác ở bàn tay hoặc bàn chân, không cảm nhận được sự chạm vào da. Đây là một triệu chứng có thể xảy ra ở bất kỳ ai và bất kỳ thời điểm nào, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Tình trạng tê chân khi ngủ có thể đơn giản chỉ là triệu chứng do sự chèn ép các dây thần kinh, cơ và mạch máu khi người bệnh nằm ở tư thế không đúng (nằm sấp, đè lên tay, đè lên chân, sử dụng gối quá cao,…). Ngoài ra, tình trạng tê chân hoặc tê gót chân khi ngủ cũng có thể phát sinh do các nguyên nhân sau đây:

  • Thiếu chất dinh dưỡng trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, tuần hoàn và chức năng của các bộ phận. Tê chân tay là một dấu hiệu cho thấy cơ thể thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin nhóm B và canxi.
  • Phụ nữ mang thai thường gặp tình trạng tê chân tay do sự ảnh hưởng hoặc giảm lưu thông máu tới chân tay, gây thiếu máu cho cả mẹ và thai nhi.
  • Người già cũng dễ bị tê chân tay do quá trình lão hóa khiến cho hoạt động của cơ thể yếu kém so với tuổi trẻ. Do đó, hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng, gây ra triệu chứng tê chân khi ngủ.

Phần lớn nguyên nhân gây ra tình trạng tê chân tay khi ngủ không đáng lo ngại, tuy nhiên cũng có những trường hợp tê chân tay có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn và cần phát hiện sớm để điều trị.

dậy   hay   sáng

Tê chân khi ngủ là bệnh gì?

Có một số bệnh lý có thể được nhận biết thông qua triệu chứng tê chân khi ngủ:

  • Bệnh về tim mạch: Người mắc bệnh tim mạch thường gặp khó khăn trong quá trình lưu thông máu, có thể gây tắc nghẽn máu. Do chân tay nằm ở vị trí xa tim, điều này tạo ra sự mất cân bằng lưu lượng máu trong cơ thể, dẫn đến triệu chứng tê buồn chân tay. Các triệu chứng khác có thể kèm theo bao gồm sưng tấy ngón chân tay, phù nề bắp chân và đau xương khớp.
  • Bệnh thoái hóa xương khớp, đặc biệt là thoái hóa đốt sống cổ: Đây thường là bệnh phổ biến ở những người làm việc văn phòng hoặc phải thường xuyên đứng hoặc cúi người. Những người mắc vấn đề về đốt sống cổ thường có triệu chứng tê chân tay khi ngủ.
  • Hội chứng ống cổ tay: Triệu chứng tê chân tay đặc biệt vào ban đêm là biểu hiện điển hình của bệnh này. Ống cổ tay là một phần quan trọng trong việc vận động tay, vì vậy khi bị tác động mạnh lên ống cổ tay, hệ thống mạch máu ở tay bị chèn ép, gây thiếu dinh dưỡng cho tay và ảnh hưởng đến các dây thần kinh.
  • Đái tháo đường: Tình trạng tê buồn chân khi ngủ cũng có thể do đái tháo đường gây ra. Trong giai đoạn nặng của bệnh, mức đường trong máu tăng cao, gây cản trở sự lưu thông dưỡng chất đến các chi, dẫn đến triệu chứng tê chân khi ngủ.
  • Ngoài ra, hầu hết các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh có thể gây ra hiện tượng ngủ hoặc tê chân ở người bệnh.

Cách khắc phục tình trạng tê chân tay khi ngủ

Có thể giảm tình trạng tê gót chân khi ngủ bằng các biện pháp sau đây:

  • Mát xa định kỳ bàn chân và bàn tay để tăng cường tuần hoàn máu.
  • Bổ sung vitamin B và các dưỡng chất như canxi, kali vào chế độ ăn uống để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Nghỉ ngơi chân tay sau những công việc nặng nhọc và hạn chế làm việc quá sức gây chèn ép cổ chân cổ tay. Tránh các hoạt động thể thao mạo hiểm.
  • Ngâm tay chân trong nước ấm trước khi đi ngủ để tăng cường lưu thông máu và giảm căng cứng cơ.
  • Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu, điều chỉnh tư thế ngủ sao cho thoải mái và khoa học nhất.

dậy   hay   sáng

Khi gặp tình trạng tê chân khi ngủ và có các triệu chứng khó chịu khác, cần áp dụng ngay các biện pháp giảm tê như mát xa nhẹ nhàng, sử dụng khăn lạnh để giảm sưng tấy, kê chân cao để giúp ngủ dễ dàng. Nếu tình trạng tê chân kéo dài và cần đánh giá bởi bác sĩ, nên tìm đến cơ sở y tế để được khám và nhận đơn thuốc giúp giảm tê và viêm.

Tuy hiện tượng tê chân tay khi ngủ thường chỉ là sự mất cân bằng tạm thời trong khoảnh khắc và sẽ tự giảm đi. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài và xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ về bệnh lý, bệnh nhân không nên chần chừ mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.