Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất.

Tình trạng thoát vị bẹn ở bé gái và cách điều trị

Thoát vị bẹn là tình trạng ít gặp ở bé gái, tuy nhiên không phải là không có, do đó, các bậc phụ huynh cung không nên chủ quan và cần theo dõi để phát hiện kịp thời. Vậy thoát vị bẹn ở bé gái là bệnh gì? dấu hiệu của bệnh như thế nào? điều trị thoát bị bẹn ở nữ bằng cách nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau của chúng tôi để biết thêm thông tin.

Thoát vị bẹn là bệnh gì?

Thoát vị bẹn là một sai lầm bẩm sinh có nguyên nhân do ống phúc tinh mạc không đóng kín đầy đủ, dẫn đến việc các cơ quan trong bụng (thường là ruột) bị đẩy xuống ống, tạo thành một khối phồng ở vùng bẹn. Khối phồng này thường được gọi là thoát vị bẹn nếu xuất hiện ở bé trai và thoát vị ống Nuck ở bé gái.

Bệnh thoát vị bẹn chiếm từ 0,8% đến 4,4% bệnh lý ở trẻ em. Tần suất mắc bệnh cao hơn ở trẻ sinh non và có thể lên tới 30% tùy theo tuổi thai. Bệnh có thể xuất hiện ở cả hai giới, tuy nhiên, tỉ lệ mắc bệnh ở bé trai cao hơn bé gái từ 3 đến 10 lần.

bẹng

Dấu hiệu thoát vị bẹn ở bé gái

Để nhận biết thoát vị bẹn ở trẻ gái, có một số biểu hiện điển hình như sau:

  • Ban đầu, trẻ sẽ xuất hiện một khối phồng ở vùng bẹn, và với trẻ gái thì khối phồng này sẽ lan đến vùng mu-môi lớn.
  • Khi trẻ vận động mạnh, quấy khóc, chạy nhảy, hoặc thậm chí chỉ khi trẻ thay đổi tư thế, kích thước của khối phồng sẽ tăng lên và thường tự biến mất khi trẻ nằm yên.
  • Khi nhấn vào phần ống bẹn, thường sẽ sờ được khối thoát vị. Nếu khối thoát vị bị nghẹt và không thể quay về vị trí ban đầu, vùng u phồng sẽ bị sưng đau, kèm theo cơn đau quặn bụng dữ dội.
  • Trẻ có thể cảm thấy khó chịu, gây ra tình trạng quấy khóc nhiều, buồn nôn và nôn.

Thoát vị bẹn có di truyền không?

Thoát vị bẹn có tỷ lệ mắc khoảng 10%, trong đó 60% là thoát vị một bên, phổ biến nhất là ở bên phải. Đây là một bệnh lý có tính di truyền, và chiếm khoảng 11,5% trẻ thuộc nhóm có tiền sử gia đình có người mắc bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh còn tăng đáng kể đối với cặp sinh đôi, khi đó cả hai trẻ đều có nguy cơ mắc thoát vị bẹn.

Ảnh hưởng của thoát vị bẹn đến sức khỏe của bé gái

Bệnh thoát vị bẹn là một bệnh lý cần phải được phát hiện và điều trị bằng phương pháp ngoại khoa để tránh các biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, thoát vị bẹn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như nghẹt ruột, rối loạn tiêu hóa, tắc ruột, hoại tử ruột và ảnh hưởng tới cơ quan sinh sản.

Khi gặp phải nghẹt ruột và rối loạn tiêu hóa, trẻ thường cảm thấy không ngon miệng, chậm lớn và có thể gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh. Nếu không được xử trí kịp thời, rối loạn tiêu hóa và nghẹt ruột có thể dẫn đến hoại tử ruột và đòi hỏi phải cắt bỏ một phần ruột.

Đối với bé gái, thoát vị bẹn còn có thể gây ra hoại tử buồng trứng và gây vô sinh. Vì vậy, việc phát hiện và can thiệp sớm là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phát triển bình thường cho trẻ.

Phương pháp điều trị thoát vị bẹn ở trẻ

Để điều trị thoát vị bẹn ở trẻ, phẫu thuật là phương pháp duy nhất được áp dụng. Có các loại phẫu thuật như phẫu thuật mổ mở, phẫu thuật nội soi với 1 lỗ, 2 lỗ hoặc 3 lỗ.

Để ngăn chặn các biến chứng nghẹt gây tổn thương các tạng bên trong bao thoát vị và những biến chứng nặng khác, thoát vị bẹn ở trẻ cần được phẫu thuật sớm ngay khi có sự chuẩn đoán và chỉ định can thiệp của bác sĩ. Mục đích của phẫu thuật là thắt lại ống phúc tinh mạc hoặc ống Nuck (đối với trẻ gái).

bẹng

Hiện nay, có hai phương pháp phẫu thuật được áp dụng là mổ hở đường bẹn và mổ nội soi. Phương pháp phẫu thuật mổ hở sẽ tạo một vết cắt ở vùng nếp gấp bẹn và qua đó thắt lại ống phúc tinh mạc. Phương pháp này sẽ để lại sẹo, tuy nhiên đã có nhiều loại thuốc đặc trị chữa sẹo.

Phương pháp phẫu thuật mổ nội soi sử dụng các dụng cụ chuyên dụng và tạo một hoặc nhiều vết cắt nhỏ. Phương pháp này giúp giảm đau và nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật. Tùy thuộc vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất để giúp trẻ tránh các biến chứng nguy hiểm và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Lưu ý khi phẫu thuật thoát vị bẹn ở bé gái

Khi trẻ được chỉ định phẫu thuật để điều trị thoát vị bẹn, cha mẹ cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây. Trước khi phẫu thuật, trẻ phải nhịn ăn trong vòng 6 giờ để đảm bảo dạ dày rỗng khi tiến hành gây mê và giảm nguy cơ trào ngược. Cha mẹ cần thông báo cho bác sĩ về thuốc và bệnh lý tiền sử của trẻ cũng như các yếu tố dị ứng có thể xảy ra.

Trẻ cũng không nên uống sữa, nước ngọt, nước có gas hoặc nước có màu trước khi phẫu thuật. Ngoài ra, trò chuyện với trẻ trước đó để giúp bé giữ tinh thần thoải mái trước khi tiến hành phẫu thuật.

Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, thoát vị bẹn ở trẻ gái không quá nguy hiểm. Nếu cha mẹ nghi ngờ rằng con có các triệu chứng thoát vị bẹn, hãy đưa bé đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhất.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về bệnh lý thoát vị bẹn ở bé gái. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã có cho mình được những thông tin bổ ích. Chúc các bạn một ngày vui vẻ.