Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất.

Đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa là bệnh cơ xương khớp phổ biến. Nếu không có phương án điều trị tận gốc, bệnh có thể khiến người bệnh suy giảm vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.

Đau thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa hay còn gọi là dây thần kinh hông to. Cơ thể con người đều có hai dây thần kinh này để chi phối cảm giác vận động và nuôi dưỡng các bộ phận cơ thể mà thần kinh tọa đi qua. Đây là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến các ngón chân.

Đau dây thần kinh tọa tiếng anh là “Sciatica pain” thường xảy ra với bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng. Đau thần kinh tọa bệnh học nội khoa là bệnh lý về xương khớp cột sống rất phổ biến, đứng thứ 2 sau viêm khớp dạng thấp. Cơn đau toả ra dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa từ lưng dưới qua đến hông, mông và lan xuống vùng chân. Đau thần kinh tọa thường chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.

Độ tuổi dễ mắc đau thần kinh tọa nhất trong khoảng 40 – 50 tuổi, nhưng ngày nay đau thần kinh tọa ở người trẻ ngày càng tăng cao, có bệnh nhân đã mắc bệnh khi chỉ trong độ tuổi 30 – 35 tuổi.

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau thần kinh tọa bao gồm:

  • Nguyên nhân thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm gây chèn ép lên dây thần kinh tọa. Đĩa đệm có nhiệm vụ giảm sốc cho cột sống nhưng khi bị thoát vị đĩa đệm, nhân nhầy đĩa đệm sẽ thoát ra khỏi vòng bao xơ và đè vào dây thần kinh tọa.
  • Các nguyên nhân khác như: viêm khớp, thoái hóa khớp, tổn thương thân đốt sống (do vi khuẩn, lao, khối u..), tiền sử chấn thương gây kích thích hoặc sưng dây thần kinh tọa.
  • Ở số ít trường hợp hiếm gặp là dây thần kinh tọa bị chèn bởi khối u, cơ, bị chảy máu trong, nhiễm trùng và biến chứng từ chấn thương như gãy xương chậu, chấn thương, mang thai.

gì hình đâu tphcm hội tiêu tượng luận đà nẵng nhanh biết kế hoạch phiếu sao châm dongyanduoc hậu già

Triệu chứng đau thần kinh tọa

Dấu hiệu đau thần kinh tọa bao gồm:

Đau thần kinh tọa ở chân, gây tê chân: Đau cột sống thắt lưng lan xuống mặt ngoài đùi và tất các các ngón chân, mắt cá chân. Tùy vị trí mà biểu hiện đau sẽ ở những vị trí khác nhau: Đau vùng cột sống L4 gây đau đến khoeo chân, đau vùng L5 đau mu bàn chân đến hết ngón chân cái hoặc đau lòng bàn chân đến ngón út. Có số ít bệnh nhân sẽ không đau vùng thắt lưng, chỉ có biểu hiện đau dọc chân.

Đau thần kinh tọa ở mông: Cơn đau bắt đầu từ cột sống thắt lưng đến mông và xuống phía sau chân. Người bệnh có thể cảm nhận được cơn đau ở hầu hết những nơi mà dây thần kinh tọa đi qua nhưng đặc biệt khi đau thần kinh tọa, cơn đau sẽ đi thẳng theo đường từ thắt lưng đến mông và mặt sau đùi, mặt sau bắp chân.

Cơn đau thần kinh tọa khác nhau, từ đạu nhẹ đến đau nhói và đau dữ dội, đôi khi cảm giác như điện giật. Cơn đau đặc biệt nghiêm trọng khi bệnh nhân ho, hắt hơi hay ngồi lâu. Một số khác nặng nề hơi sẽ bị tê, ngứa râm ran thậm chí yếu cơ chân.

Phân biệt đau thần kinh tọa với các bệnh lý khác

Thoát vị đĩa đệm và đau thần kinh tọa

Cơn đau thần kinh tọa sẽ kéo dài từ thắt lưng xuống hông, mông và chân. Cơn đau đặc biệt chạy dọc theo dây thần kinh tọa kèm theo biểu hiện nóng rát kể cả khi nghỉ ngơi.

Đau do thoát vị đĩa đệm sẽ đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng lưng, cơn đau tăng lên khi bệnh nhân ngồi lâu hoặc làm việc quá sức.

Thoái hóa cột sống và đau thần kinh tọa

Cơn đau thần kinh tọa sẽ kéo dài từ thắt lưng xuống hông, mông và chân. Cơn đau đặc biệt chạy dọc theo dây thần kinh tọa kèm theo biểu hiện nóng rát kể cả khi nghỉ ngơi.

Đau âm ỉ vùng thắt lưng, cứng cột sống, không thể gập hay cúi người linh hoạt là những triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng thường gặp nhất.

Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ gặp những biến chứng đau dây thần kinh tọa nguy hiểm, gây hạn chế vận động nghiêm trọng:

  • Biến chứng cứng cột sống: Bệnh nhân sẽ gặp những cơn co thắt cơ bắp, nặng hơn là mất toàn bộ lực chi dưới.
  • Biến chứng teo cơ vận động: Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp tình trạng teo rút, mất dần chức năng ở bên cơ thể bị đau thần kinh tọa.
  • Biến chứng bại liệt: Nặng nề và ảnh hưởng đến người bệnh nhất là biến chứng bại liệt. Bệnh nhân có thể liệt một phần hoặc liệt hoàn toàn cơ thể.

Đau thần kinh tọa bao lâu thì khỏi?

Kinh nghiệm chữa đau thần kinh tọa rút ra được với những trường hợp nhẹ, mới chớm bị bệnh, đau thần kinh tọa có thể sẽ tự khỏi khi nghỉ ngơi. Nếu có phương án chăm sóc, nghỉ ngơi và điều trị hợp lý thì bệnh nhân sẽ phục hồi sau khoảng 6 tuần mà không cần can thiệp phẫu thuật.

Tuy nhiên, với những trường hợp nặng kéo dài hơn 3 tuần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để có hướng khắc phục tốt nhất.

Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không?

Các cơn đau thần kinh tọa sẽ giảm xuống khi có phương án điều trị phù hợp.

Những nguyên tắc chữa đau thần kinh tọa:

  • Điều trị theo nguyên nhân với những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,…
  • Trường hợp nhẹ và vừa sẽ điều trị nội khoa.
  • Khi có những biến chứng liên quan đến vận động, cảm giác sẽ tìm đến phương án can thiệp ngoại khoa.
  • Đau thần kinh tọa do nguyên nhân ác tính: điều trị giải ép cột sống kết hợp điều trị chuyên khoa.

Chẩn đoán đau thần kinh tọa

Việc chẩn đoán nguyên nhân gây nên đau thần kinh tọa là rất cần thiết để đưa ra phương án điều trị phù hợp. Trước khi chỉ định xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định một số nghiệm pháp như: Valleix – hệ thống định vị điểm đau, nghiệm pháp phản xạ của gân và xương,…

Sau khi thực hiện, dựa trên kết quả nghiệm pháp, các chẩn đoán cận lâm sàng sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện. Trong đó có thể kể đến là:

  • Chụp X-quang: Tìm ra nguyên nhân gây nên đau thần kinh tọa. Đây là bước quan trọng để loại trừ những bệnh lý khác.
  • MRI: Qua MRI, bác sĩ xác định được vị trí và mức độ tổn thương do đau thần kinh tọa gây ra. Điều này chụp x-quang không thể nhìn ra được.
  • Điện cơ EMG phát hiện và đánh giá tổn thương dây thần kinh. Đây là phương án khám cận lâm sàng khá hiệu quả đối với trường hợp đau thần kinh tọa.

gì hình đâu tphcm hội tiêu tượng luận đà nẵng nhanh biết kế hoạch phiếu sao châm dongyanduoc hậu già

Khám đau dây thần kinh tọa ở đâu?

Theo bộ ý tế, mã ICD 10 đau thần kinh tọa có mã bệnh là M54.3. Đau thần kinh tọa khám khoa nào? Bệnh viện nào chữa đau thần kinh tọa hiệu quả là điều được tất cả bệnh nhân quan tâm

Phác đồ điều trị đau thần kinh tọa từ Mỹ

Dr.Allen Chiropractic – hệ thống phòng khám cơ xương khớp cột sống 5* sở hữu phác đồ điều trị đau thần kinh tọa từ Mỹ.

Chiropractic có lịch sử hơn 125 năm từ Mỹ, là phương pháp điều trị theo hướng bảo tồn, được các bác sĩ khuyến nghị sử dụng với những bệnh nhân đau thần kinh tọa. Bản chất của Chiropractic là bác sĩ sẽ sử dụng lực bằng tay để đưa các đốt sống sai lệch về vị trí đúng, giải phóng dây thần kinh tọa bị chèn ép. Từ đó giúp trị bệnh từ gốc, xử lý triệt để các triệu chứng của bệnh như: đau nhức, tê bì chân, đau dây thần kinh tọa chân trái, chân phải, vận động hạn chế… Đồng thời, khi cột sống được khôi phục đường cong sinh lý chuẩn sẽ kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể, phục hồi tổn thương và ngăn chặn xảy ra biến chứng.

Tại Việt Nam, hệ thống phòng khám cơ xương khớp cột sống 5* Dr.Allen Chiropractic là đơn vị tiên phong ứng dụng Chiropractic vào điều trị đau thần kinh tọa. Với phác đồ từ Mỹ, hơn 16.000 khách hàng đã chấm dứt cơn đau cơ xương khớp dai dẳng mà không phải phụ thuộc vào thuốc giảm đau, phát hiện bệnh sớm để phòng ngừa biến chứng và loại bỏ khả năng phẫu thuật.

Cách phòng bệnh đau thần kinh tọa

Tuy không thể loại trừ 100% cơn đau và khả năng gây bệnh, nhưng thực hiện các biện pháp bảo vệ có thể làm suy giảm nguy cơ mắc bệnh.

  • Thể dục, tập yoga… đều đặn.
  • Thay đổi tư thế ngồi phù hợp: lựa chọn ghế ngồi có đệm lưng dưới và chân đế chắc chắn.
  • Hạn chế hoặc không mang vác vật nặng, giữ lưng thẳng, tránh gập lưng. cúi lưng, khom lưng quá thấp.

gì hình đâu tphcm hội tiêu tượng luận đà nẵng nhanh biết kế hoạch phiếu sao châm dongyanduoc hậu già

Trên đây là toàn bộ thông tin về đau thần kinh tọa. Tuy là bệnh rất phổ biến nhưng bạn không nên chủ quan nếu cơ thể xuất hiện những cơn đau. Thay vào đó, hãy đi thăm khám và có hướng điều trị dứt điểm để không ảnh hưởng đến cuộc sống.