Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất.

GỢI Ý CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI THOÁI HÓA CỘT SỐNG

Chế độ ăn cho người thoái hóa cột sống cần được chú trọng để bệnh không tiến triển. Vậy người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì, nên kiêng ăn gì? Đọc ngay bài viết dưới đây để có được gợi ý những thực phẩm đó nhé!

1. Thoái hóa cột sống nên ăn gì?

cổ lốt uống

1.1. Các loại cá béo

Các loại cá béo giàu omega 3, acid béo tự nhiên có tác dụng kháng viêm nổi tiếng. Khi cơ thể hấp thụ chất này sẽ ức chế sự phát triển của phản ứng viêm tại đốt sống bị thoái hóa. Các loại cá chứa lượng omega 3 dồi dào có thể kể đến như: Cá tuyết, cá hồi, cá trích, cá mòi, cá cơm biển, cá thu, cá hồi hoa…

1.2. Các món ăn có nước hầm xương

Nhiều nghiên cứu cho thấy trong nước hầm xương, đặc biệt là từ xương ống hay sụn bò, bê, lợn có chứa một lượng lớn glucosamine và chondroitin. Những hoạt chất này tham gia vào quá trình cấu tạo nên lớp sụn giữa các đốt sống, giúp cho cột sống vận động linh hoạt hơn, giảm thiểu tình trạng ma sát giữa các đốt sống bị thoái hóa, giảm tình trạng đau nhức.

Ngoài ra, các món ăn từ nước hầm xương còn giúp bổ sung hàm lượng canxi phong phú cho cơ thể, một khoáng chất không thể thiếu nếu như bạn một có một cột sống khỏe mạnh.

1.3. Thực phẩm giàu canxi

Đối với hệ cơ xương khớp cột sống, canxi đóng vai trò tái tạo nên các tế bào xương, sửa chữa những tổn thương ở khu vực đốt sống bị thoái hóa. Bởi vậy để trả lời cho nhiều câu hỏi rằng bị thoái hóa cột sống có nên bổ sung canxi không thì câu trả lời là có. Việc bổ sung canxi cho người thoái hóa cột sống giúp người bệnh kiểm soát được sự thèm ăn, hỗ trợ giảm cân. Trong trường hợp người bệnh bị béo phì, việc giảm cân có thể giúp giải phóng áp lực cột sống, từ đó làm chậm lại tốc độ thoái hóa. 

Lượng canxi mỗi ngày mà người bị thoái hóa cần bổ sung tương đương 120mg, có thể bổ sung bằng cách ăn các loại hải sản có vỏ, nước cam, các sản phẩm từ sữa, đậu trắng…

1.4. Các loại rau xanh và trái cây

Nhóm thực phẩm này không chỉ cung cấp chất xơ mà còn bổ sung lượng lớn vitamin cũng như khoáng chất cần thiết giúp đẩy lùi bệnh thoái hóa cột sống. Bạn có thể tham khảo: súp lơ xanh, cà rốt, rau cải thìa, chuối tiêu, bưởi, cam, quýt, đu đủ…

1.5. Các loại ngũ cốc

Ngũ cốc gồm các loại lúa mì, lúa mạch, vừng, các loại đậu…chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và omega-3 giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại đến sụn và các tế bào trong xương, góp phần vào quá trình phục hồi của bệnh nhân bị thoái hóa cột sống.

1.6. Nấm

Nấm chứa vitamin D2 phong phú giúp cơ thể tổng hợp canxi và làm giảm triệu chứng viêm, tê bì các chi ở ngoài bị thoái hóa.

1.7. Tỏi

Nhiều nghiên cứu chỉ ra hoạt chất sulphur trong loại gia vị này có thể giúp giảm đáng kể các cơn đau lưng, đau mỏi vai gáy do bệnh thoái hóa cột sống mang lại.

Bên cạnh đó, hoạt chất diallyl disulphide còn giúp ức chế sản xuất các enzyme gây hủy hoại lớp sụn chêm. Allicin có trong tỏi cũng có tác dụng tích cực trong việc kháng viêm, chống nhiễm khuẩn ở cột sống và cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.

1.8. Gừng

Gừng có tác dụng kháng viêm, giảm đau, kích thích lưu thông máu đến khu vực đốt sống bị thoái hóa bị đau.

1.9. Đậu nành 

Đậu nành ngoài chứa nhiều canxi còn cung cấp nhiều omega-3, protein, chất xơ giúp chống viêm, khôi phục sức khỏe cho cột sống. Các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ, đậu hũ đều tốt.

1.10. Dầu ô liu

Trong dầu ô liu có một hợp chất gọi là oleocanthal, chất này như một loại thuốc chống viêm non-steroid, làm giảm tần suất cũng như mức độ đau cho người bị thoái hóa cột sống.

2. Thoái hóa cột sống kiêng ăn gì?

cổ lốt uống

2.1. Đường

Khi người bệnh nạp quá nhiều đường sẽ kích thích sản sinh Cytokine làm kích hoạt phản ứng viêm bùng phát tại nơi bị thoái hóa. Bởi vậy, nên thay ăn đường tổng hợp bằng các chất tạo ngọt tự nhiên như mật ong, siro có nguồn gốc thực vật.

2.2. Các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ

Nạp nhiều thức ăn chứa nhiều chất béo làm tăng lượng cholesterol trong máu, cản trở lưu thông máu đến khu vực cột sống bị thoái hóa. Đặc biệt, ăn nhiều đồ ăn chiên xào gây tăng cân, gia tăng gánh nặng cột sống, thúc đẩy quá trình thoái hóa tiến triển. 

2.3. Bột mì trắng

Các sản phẩm từ bột mì trắng như bánh mì, bánh quy đều không khuyến khích sử dụng cho người bệnh bởi chúng kích thích phản ứng viêm bùng phát.

2.4. Các loại thịt đỏ

Các loại thịt có màu đỏ chứa nhiều chất béo và cholesterol xấu nên ăn nhiều quá sẽ không tốt. Người bệnh có thể thay thế bằng các nguồn thực phẩm khác thân thiện hơn như đậu nành, hạt óc chó và các loại hạt khác.

2.5. Đồ hộp

Các chất bảo quản độc hại thường có trong đồ hộp được chế biến sẵn. Do đó, nếu thường xuyên ăn thực phẩm này, chất độc tích tụ trong cơ thể làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng của người bệnh, làm tăng cảm giác đau, nhức mỏi.

2.6. Rượu, thuốc lá

Việc tránh lạm dụng thuốc lá, rượu bia giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gout, viêm khớp, thoái hóa xương khớp và nhiều bệnh ung thư nguy hiểm.

3. Có nên sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống?

cổ lốt uống

Việc bổ sung thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống là việc nên làm nhằm bảo vệ và chăm sóc tốt cho hệ cơ xương khớp khỏe mạnh. Cùng với sự phát triển của y học ngày càng hiện đại, các loại thực phẩm chức năng cũng có tác dụng giảm đau, kháng viêm, phục hồi sụn khớp, có khả năng điều trị thoái hóa cột sống, vì thế luôn nhận được sự tin cậy của rất nhiều bệnh nhân.

Tuy nhiên, thoái hóa cột sống là một căn bệnh có nguy cơ gây biến chứng cao nếu không điều trị sớm. Bởi vậy mà tại Dr.Allen Chiropractic, chúng tôi ưu tiên điều trị thoái hóa cột sống bằng phác đồ Chiropractic. Bằng các thao tác nắn chỉnh chính xác chặt chẽ, các bác sĩ Chiropractic sẽ đưa các đốt sống sai lệch về vị trí ban đầu, từ đó giải phóng áp lực, giúp chữa bệnh thoái hóa cột sống mà không cần thuốc hay phẫu thuật.