Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất.

Phồng đĩa đệm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thoát vị đĩa đệm

Phồng đĩa đệm là một trong những bệnh cảnh báo tình trạng thoát vị đĩa đệm. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời bệnh sẽ trở nặng biến chứng nguy hiểm.

Phồng đĩa đệm là gì

Phồng đĩa đệm là thể nhẹ của bệnh thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm phồng hoặc lồi ra sau, nơi có vòng sợi bị suy yếu. Lúc này, nhân nhầy vẫn còn nằm ở trong bao xơ, chưa bị lệch khỏi vị trí trung tâm nên không gây ra chèn ép dây thần kinh.

 

Bệnh phồng đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cột sống. Tuy nhiên phồng đĩa đệm có khoảng 90% trường hợp xảy ra ở vùng thắt lưng, và phổ biến nhất là đĩa đệm nằm giữa các đốt sống L4 – L5 và L5 – S1.

Dấu hiệu của bệnh phồng đĩa đệm

Bệnh phồng đĩa đệm thường không có dấu hiệu cụ thể ở giai đoạn đầu. Về lâu dài, người bệnh cảm thấy một số triệu chứng khó chịu như:

  • Đau, tê, ngứa ran ở vùng cổ, lan xuống cánh tay, bàn tay hoặc ngón tay.
  • Đau mỏi lưng, nhất là vùng thắt lưng.
  • Đau lan phía trên và phía trong đùi.
  • Tê, yếu, ngứa ran bàn chân hoặc ngón chân.

Tùy theo mức độ và vị trí phình lồi mà mỗi người có những triệu chứng khác nhau. Cơn đau có thể đến bất chợt, kéo dài trong vài ngày rồi tự hết nên khiến nhiều người chủ quan không đi khám ngay.

Nguyên nhân của bệnh phồng đĩa đệm

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng phồng đĩa đệm gồm:

    • Lão hóa : Theo thời gian, đĩa đệm dần trở nên khô cứng do mất nước, mất đi độ linh hoạt như ban đầu. Khi có bất kỳ tác động hay chèn ép nào, đĩa đệm bị phồng lên dễ dàng hơn. Tình trạng này thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi.
    • Chấn thương: Những chấn thương ở vùng cột sống do té ngã, chơi thể thao, tai nạn giao thông sẽ tạo áp lực mạnh, đột ngột lên cột sống, dễ gây ra hiện tượng phồng đĩa đệm.
    • Vận động sai tư thế: Các tư thế hàng ngày như đứng khom lưng lâu, đứng nghiêng người, ngồi lâu, ngồi gục đầu hoặc ngửa cổ… tác động xấu đến đĩa đệm, làm biến dạng cột sống.
    • Thừa cân, béo phì: Cân nặng càng tăng càng khiến cột sống gánh thêm nhiều áp lực, ảnh hưởng xấu đến cấu trúc đĩa đệm.
    • Di truyền: Nếu cha mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng có khả năng bị phồng đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm.

 

4. Phồng đĩa đệm dẫn tới thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Phồng đĩa đệm thường không gây nguy hiểm nhưng nếu không có chẩn đoán đúng và điều trị sớm, lâu ngày người bệnh mang vác nặng, gặp chấn thương hoặc ảnh hưởng từ quá trình lão hóa sẽ dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Khi đó, nhân nhầy lệch khỏi vị trí ban đầu, thoát ra ngoài, làm rách bao xơ, chèn ép trực tiếp lên tủy sống và dây thần kinh, gây nên những cơn đau nhức dai dẳng. Nhiều trường hợp giảm khả năng vận động rõ rệt, thậm chí rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác và phản xạ gân cơ, tê liệt tứ chi nếu khối thoát vị chèn ép vào dây thần kinh tủy sống ở mức độ nặng.

 

5. Cách phòng ngừa và điều trị phồng đĩa đệm

Phòng ngừa bệnh phồng đĩa đệm bằng cách thay đổi lối sống, sinh hoạt hợp lý, cụ thể:

    • Thường xuyên tập thể dục để cột sống vững chắc, linh hoạt. Các môn thể thao tốt cho sức khỏe xương khớp và đĩa đệm là bơi lội, đi bộ, đi xe đạp, yoga…
    • Sống lành mạnh, duy trì chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
    • Khi khiêng vác vật nặng, nên gập gối, thẳng lưng, bê vật gần người nhất.
    • Không nên ngồi quá lâu một tư thế, thi thoảng phải đứng dậy đi lại và tập các bài tập nhẹ nhàng.

 

Phồng đĩa đệm là thể bệnh nhẹ của bệnh thoát vị đĩa đệm. Nếu tình trạng bệnh kéo dài không được can thiệp kịp thời có thể để lại biến chứng nguy hiểm. Vì thế, khi phát hiện những cơn đau bất thường ở cột sống, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế, gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và được điều trị kịp thời.


Phác đồ điều trị phồng đĩa đệm tại Dr.Allen Chiropractic là sự kết hợp ba trị liệu tân tiến bậc nhất: Nắn chỉnh Chiropractic – Vật lý trị liệu – Công nghệ Y khoa Hoa Kỳ.

Bác sĩ nước ngoài phát hiện và nắn chỉnh Chiropractic đưa các đốt sống sai lệch về vị trí đúng, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, thu nhỏ nhân nhầy điểm thoát vị, đồng thời kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.

 

Kết hợp với vật lý trị liệu phục hồi chức năng với các bài tập chuyên sâu đồng thời có sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại giúp tác động trực tiếp vào vùng bị tổn thương. Từ đó có tác dụng giãn cơ, tăng tuần hoàn dinh dưỡng tái tạo mô cơ sâu, loại bỏ triệu chứng tê bì chân và khôi phục vận động linh hoạt cho người bệnh.

Ứng dụng hệ thống máy móc công nghệ cao: Sóng xung kích Shockwave, công nghệ Laser thế hệ IV, hệ thống giảm áp cột sống DTS, công nghệ điện xung kết hợp siêu âm,… giúp giảm sưng viêm, giảm đau hiệu quả, đồng thời phục hồi khả năng hút nước và nuôi dưỡng nội đĩa đệm, đẩy nhanh hồi phục GẤP 5 LẦN cho người bệnh.

Tùy vào tình trạng bệnh lý của người bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ trị liệu phù hợp, chuyên biệt tuân thủ nguyên tắc ba không: không phẫu thuật – không tiêm – không dùng thuốc, hiệu quả điều trị tối ưu, an toàn với mọi độ tuổi.