Viêm gân gót chân có thể được chia thành nhiều mức độ khác nhau, nếu ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà và sử dụng các bài tập để hỗ trợ chữa viêm gót chân mà không cần đến cơ sở y tế. Tuy nhiên, để biết thêm thông tin về các phương pháp điều trị viêm gót chân tại nhà, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cách điều trị viêm gân gót chân tại nhà
Một số cách chữa đau gót chân dân gian được nhiều người lựa chọn để áp dụng tại nhà, mang lại hiệu quả cao, phổ biến nhất là 5 cách sau đây:
Chườm đá lạnh giảm đau gót chân
Việc chườm đá lạnh có thể giúp giảm đau gót chân nhanh chóng. Khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, mô mềm ở vùng gót chân sẽ tạm thời bị đóng băng, làm giảm sưng và đau. Bên cạnh đó, đá lạnh còn có tác dụng như một chất gây tê, giúp ngăn chặn quá trình truyền cảm giác đau từ gót chân lên não bộ, giúp giảm đau hiệu quả.
Cách thực hiện chườm đá lạnh như sau:
- Chuẩn bị đá lạnh và túi chườm.
- Bỏ viên đá vào túi chườm và đặt trực tiếp lên vùng gót chân bị đau.
- Trong quá trình chườm, bạn có thể di chuyển túi chườm xung quanh gót chân và hai bên mắt cá chân. Tránh chườm lạnh quá lâu ở một vị trí để tránh gây bỏng lạnh.
- Mỗi lần nên chườm lạnh trong khoảng 15 phút và có thể lặp lại vài lần trong ngày nếu còn đau nhức nhiều. Lưu ý rằng, cần giữ khoảng cách ít nhất 2 – 3 tiếng giữa các lần chườm lạnh.
Xoa bóp bấm huyệt giảm đau gót gân
Theo quan điểm của y học cổ truyền, bấm huyệt và xoa bóp là các phương pháp trị liệu có thể giúp kích thích lưu thông khí huyết, giãn cơ và thư giãn các dây thần kinh xung quanh vùng gót chân, giúp giảm đau gót chân.
Cách xử lý đau gót chân bằng bấm huyệt như sau:
- Bước đầu, bạn cần sử dụng ngón tay để xoa bóp nhẹ nhàng vùng gót chân bị đau nhức.
- Tiếp đó, kẹp chặt ngón cái và ngón trỏ lại, đồng thời áp lực nhẹ lên gót chân trong khoảng 1 phút.
- Tiếp theo, bạn có thể áp lực mạnh hơn để ấn sâu vào bên trong vùng gót chân trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 phút.
- Cuối cùng, bạn có thể áp dụng các phương pháp bấm huyệt như huyệt Dũng Tuyền, huyệt Phong Trì, huyệt Túc Căn, huyệt Thừa Sơn, huyệt Tam m Giao, huyệt Giải Khê và huyệt Côn Lôn. Mỗi vị trí áp lực nên từ 1 đến 3 phút để kích thích các huyệt đạo này.
- Nên xoa bóp và bấm huyệt 1 lần mỗi ngày, trong ít nhất 5 ngày để có hiệu quả.
Cách chữa gai gót chân dân gian bằng lá lốt
Cây lá lốt là một loại thảo dược được sử dụng rộng rãi để chữa trị các bệnh liên quan đến xương khớp. Trong thành phần của cây lốt chứa nhiều tinh dầu với tính năng kháng viêm, kháng khuẩn và giảm đau tự nhiên.
Cách sử dụng lá lốt để chữa đau gót chân dân gian như sau:
- Uống: Chuẩn bị khoảng 15 – 30g lá lốt, rửa sạch và đun với 300mL nước trong khoảng 15 phút. Lọc bỏ bã và uống thuốc hai lần mỗi ngày.
- Đắp: Chuẩn bị 30g lá lốt, 25g ngải cứu, 25g hy thiêm, giã nát với một ít muối. Bỏ hỗn hợp thu được vào túi vải mỏng và chườm lên gót chân hai lần mỗi ngày.
Cách chữa đau gót chân bằng cây xương rồng
Cây xương rồng là một loại thảo dược được sử dụng để chữa trị các bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp. Các hoạt chất có trong cây xương rồng có tác dụng làm giảm co thắt cơ, tiêu viêm và giảm đau nhức. Bên cạnh đó, cây xương rồng còn được ứng dụng để chữa trị đau gót chân dân gian. Ngoài ra, các hoạt chất trong cây xương rồng còn giúp kích thích quá trình phục hồi của vết thương cơ gân, cơ, mô mềm xung quanh gai gót chân.
Cách sử dụng cây xương rồng để chữa đau gót chân như sau:
- Chuẩn bị 1 – 2 nhánh cây xương rồng bẹ hoặc xương rồng 3 chia.
- Sử dụng dao để loại bỏ phần gai và rửa sạch cây bằng nước muối, sau đó vớt ra để ráo.
- Nướng cây xương rồng cho đến khi cây mềm.
- Để cây nguội, đắp lên gót chân và băng cố định lại, giữ qua đêm.
- Thực hiện mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ, trong vòng 7 ngày liên tiếp.
Trị gai gót chân tại nhà với ngải cứu
Ngải cứu là một loại thảo dược có tính ấm, có tác dụng giảm phù, giảm đau, và thường được sử dụng trong các phương pháp chữa đau gót chân dân gian. Các phương pháp chữa đau gót chân bằng ngải cứu bao gồm:
- Chườm: Ngải cứu được sấy khô, xắt nhỏ và đem sấy nóng cùng muối hột trước khi bọc vào một túi vải. Túi ngải cứu này sau đó được chườm lên gót chân khi còn nóng, thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Uống: 200g ngải cứu được rửa sạch và xay nhuyễn, sau đó lọc lấy nước ép và hòa với 2 thìa mật ong. Dùng nước này uống 1 – 2 lần mỗi ngày.
Bài tập chữa viêm gân gót chân
Trước khi thực hiện bất kỳ bài tập nào để chữa đau gót chân, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ đặc biệt nếu đang gặp đau dữ dội. Các bài tập dưới đây tập trung vào việc kéo giãn và tăng cường sức mạnh cho các nhóm cơ bàn chân, mắt cá chân và bắp chân của bạn. Điều này giúp giảm đau và ngăn ngừa tái phát bệnh trong tương lai. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ nên tập bài tập kéo giãn gót chân ở cường độ vừa phải và nếu có bất kỳ khó chịu hay đau đớn nào xuất hiện, bạn nên dừng lại ngay.
Bài tập căng khăn
Dưới đây là một bài tập đơn giản trong số các bài tập chữa đau gót chân, vì bạn chỉ cần ngồi yên và kéo căng khăn bằng lực của gót chân và bàn chân.
Cách thực hiện như sau:
- Bước đầu tiên, bạn ngồi trên một chiếc ghế hoặc giường và duỗi thẳng hai chân ở tư thế thả lỏng. Sau đó, đặt lòng bàn chân bị đau giữa hai đầu khăn. Chân còn lại gập lên để tạo lực đẩy.
- Dùng hai tay kéo khăn về phía cơ thể sao cho bạn cảm thấy cơ chân giãn ra. Giữ tư thế này trong khoảng 10 giây, sau đó thả khăn. Lặp lại động tác này từ 8 – 10 lần cho mỗi lần tập. Bạn có thể tập bài này 2 lần/ngày. Nên lưu ý tập ở mức độ vừa phải và ngừng tập nếu xuất hiện bất kỳ cơn đau nào.
Bài tập chữa đau gót chân: Nâng gót chân
Viêm cân gan chân thường xảy ra khi phần cơ ở bắp chân yếu, làm tăng lực tác động lên bàn chân và gây ra đau gót chân. Bài tập nâng gót chân là một phương pháp tăng cường sức mạnh cho cơ bắp chân, giúp hạn chế tình trạng đau gót chân do viêm cân gan chân.
Cách thực hiện bài tập như sau:
- Bắt đầu trong tư thế đứng thẳng, đặt hai lòng bàn chân chạm sàn.
- Dùng lực từ chân để nâng gót chân lên khỏi mặt đất.
- Giữ tư thế này trong vài giây rồi từ từ hạ xuống.
Bài tập chạm tường
Bài tập đẩy tường hay còn gọi là bài tập yoga giúp chữa đau gót chân bằng cách kéo giãn gân gót chân thông qua lực đẩy từ tường.
Hướng dẫn thực hiện bài tập như sau:
- Đứng thẳng, đối mặt vào tường và thả lỏng cơ thể.
- Đặt mũi chân bị đau chạm vào tường, chân còn lại đưa lùi ra phía sau và dồn trọng tâm vào chân sau để giữ thăng bằng.
- Nghiêng người về phía trước, hơi khụy gối để tạo lực ép mũi chân vào tường. Dồn lực về phía mũi chân và kéo căng gót chân với bắp chân sau cho đến khi cảm thấy căng cơ chân.
- Giữ tư thế này trong 10 giây và sau đó thả lỏng. Lặp lại bài tập này 10 lần mỗi ngày.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về các cách điều trị viêm gót chân tại nhà mà các bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên chủ quan mà nên đi khám để xác định tình trạng của chân, nếu tình trạng nhẹ thì hãy áp dụng các cách này nhé, còn nếu tình trạng không khả quan thì nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về xương khớp liên quan đến cột sống và chưa tìm được phương pháp và địa chỉ khám, điều trị phù hợp thì có thể tham khảo thêm về dịch vụ khám và điều trị bệnh xương khớp tại bằng phương pháp NẮN CHỈNH XƯƠNG KHỚP tại Phòng khám quốc tế Dr.Allen Chiropractic.
Dr.Allen Chiropractic là đơn vị tiên phong ứng dụng liệu pháp Chiropractic (nắn chỉnh xương khớp) trong phác đồ đa chuyên khoa điều trị bệnh lý cơ – xương khớp – cột sống mang lại hiệu quả tối ưu mà KHÔNG PHẪU THUẬT – KHÔNG DÙNG THUỐC. Không chỉ giúp khách hàng chữa lành các cơn đau, điều trị từ gốc bệnh mà còn hướng tới giúp khách hàng thay đổi quan điểm, thói quen chủ động chăm sóc sức khỏe xương khớp.
Với mục tiêu giúp người Việt được sử dụng dịch vụ y tế chuẩn Mỹ, Dr.Allen Chiropractic hội tụ đội ngũ bác sĩ Hoa Kỳ trên 10 năm kinh nghiệm, tốt nghiệp tại các trường đào tạo Chiropractic nổi tiếng trên thế giới. Đồng thời, Dr.Allen Chiropractic cũng là đơn vị đi đầu trong việc trang bị hệ thống công nghệ tối tân nhất hiện nay và chú trọng trải nghiệm dịch vụ 5* mang lại sức khỏe toàn diện cho người Việt.
Mọi câu hỏi của bạn về các bệnh lý xương khớp và dịch vụ của Dr.Allen Chiropractic vui lòng liên hệ qua hotline 19001599 để được tư vấn thêm.