Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất.

Các loại khớp gối nhân tạo phổ biến? Khi nào nên thay khớp gối nhân tạo?

Với những người mắc bệnh khớp gối nặng, được chỉ định thay khớp gối thường sẽ quan tâm đến các loại khớp gối nhân tạo. Vậy có những loại nào và khi nào thì cần phải thay khớp gối nhân tạo.

Khớp gối nhân tạo là gì? Khi nào nên thay khớp gối nhân tạo

Khớp gối nhân tạo là một sản phẩm, phát minh của Y Khoa phục vụ cho việc thay khớp gối để điều trị bệnh. Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thay khớp gối nhân tạo nếu như khả năng vận động, đi lại đã bị suy giảm nghiêm trọng.

Khớp gối không thể chữa lành được. Hoặc nên thay khớp gối nhân tạo khi tình trạng đau khớp gối kéo dài thường xuyên, âm ỉ lâu ngày, ảnh hưởng đến giấc ngủ, công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Hoặc phần sụn khớp gối của người bệnh đã bị tổn thương quá nặng. Hoặc người bệnh mắc thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối dạng thấp, chấn thương đặc biệt nghiêm trọng. Hoặc bị hoại tử vô mạch đầu gối, chấn thương, Gout không thể cứu chữa được nữa. Tất cả sẽ được tư vấn và chẩn đoán chính xác trước thông qua các thiết bị y tế hiện đại như X-Quang, MRI…

Các loại khớp gối nhân tạo phổ biến

Khớp gối nhân tạo được chia thành 3 loại phổ biến:

  • Đầu tiên đó là loại không liên kết hay còn gọi là khớp gối nhân tạo không có hạn chế. Loại khớp gối nhân tạo này được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất trong hầu hết các bệnh lý liên quan đến khớp gối. Khi thay thế, bác sĩ sẽ giữ lại dây chằng chéo sau và hệ thống dây chằng chéo khớp gối.
  • Loại thứ hai đó là khớp gối nhân tạo hạn chế một phần hay còn gọi là liên kết một phần. Áp dụng thay thế trong trường hợp dây chằng chéo sau không còn chức năng hay tác dụng, bắt buộc phải giải phóng.
  • Thứ ba là khớp gối nhân tạo bản lề hay còn gọi là khớp gối hạn chế toàn phần. Loại khớp gối này sẽ được thay khi hệ thống dây chằng đã quá yếu, không còn khả năng nâng đỡ khớp.

Các phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo

Có hai dạng phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo phổ biến. Thứ nhất là thay toàn phần khớp gối. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh cụ thể của bạn, đồng thời tìm hiểu độ tuổi, sinh hoạt hàng ngày để tư vấn rõ. Phẫu thuật này sẽ áp dụng cho những trường hợp toàn bộ khớp gối đã bị hư hỏng. Chỉ còn lại một số loại dây chằng chéo đang hoạt động.

Phương pháp phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo từ hai đó là thay một khoang khớp gối. Được chỉ định sử dụng nếu như khớp gối bị thoái hóa một khoang nhỏ. Thường xảy ra phổ biến nhất ở những người bệnh trẻ tuổi đã bị thoái hóa hoặc hoại tử xương khớp. Thời gian thực hiện nhanh chóng, chi phí cũng tiết kiệm hơn so với thay toàn bộ khớp gối.

Biến chứng có thể xảy ra khi thay khớp gối nhân tạo

Trong quá trình thay khớp gối nhân tạo có thể xảy ra một số biến chứng như sau:

  • Nhồi máu cơ tim, đột quỵ (chiếm khoảng 1% tổng số ca phẫu thuật).
  • Nhiễm khuẩn xung quanh vết thương hoặc xung quanh bộ phận cấy ghép.
  • Hình thành những cục máu đông ở chân (khá thường gặp).
  • Bào mòn khớp gối nhân tạo, lỏng lẻo khớp gối nhân tạo.
  • Xuất hiện những cơn đau kéo dài.
  • Bị đau đầu, sốt, cứng khớp, khớp gối không vững khi vận động.

Phục hồi chức năng khớp gối như thế nào sau khi thay

Bạn có thể áp dụng một số cách sau để phục hồi chức năng khớp gối sau khi tiến hành thay khớp gối nhân tạo.

Vận động, tuân thủ nghiêm túc chỉ định của bác sĩ

Sau phẫu thuật bạn cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ và lưu ý những điểm sau: 

  • Nếu cảm thấy đau có thể chườm đá hoặc uống thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng viêm do bác sĩ chỉ định.
  • Sử dụng Nạng để đi, thực hiện các bài tập co duỗi, vật lý trị liệu để hạn chế cứng khớp gối.
  • Hạn chế ngồi khoanh chân tối thiểu 6 tuần sau khi phẫu thuật.
  • Không kê gối ở bên dưới khớp gối nhân tạo, hạn chế xoay khớp gối.
  • Khi di chuyển nhớ mang giày êm ái, chắc chắn.
  • Không quỳ trên đầu gối được thay khớp gối nhân tạo.
  • Ăn các thực phẩm lành mạnh, có lợi cho khớp gối và không ăn các thực phẩm gây hại cho khớp gối.

Kết hợp sử dụng phương pháp Chiropractic

Để tăng cường hiệu quả phục hồi chức năng khớp gối tốt nhất, bạn nên kết hợp sử dụng phương pháp Chiropractic. Chiropractic là phương pháp điều trị theo hướng bảo tồn, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép, tác nhân gây sưng, nhức mỏi. Từ đó xử lý triệt để các triệu chứng của bệnh như: sưng, viêm, đau nhức mỏi khớp gối, tê bì chân.

Phương pháp này đang được ứng dụng tại Dr.Allen Chiropractic – phòng khám cơ xương khớp cột sống 5*,với hội đồng bác sĩ hơn 15 năm kinh nghiệm từ Mỹ và Châu Âu. Đặc biệt nhất là hệ thống thiết bị y khoa Hoa Kỳ: sóng xung kích shockwave, laser thế hệ IV, hệ thống giảm áp cột sống DTS Triton, điện xung & siêu âm. Triệt tiêu sưng viêm vùng khớp gối, chặn đứng đường truyền tín hiệu đau đến não, kích thích cơ chế tự chữa lành, tăng khả năng phục hồi bao hoạt dịch.

Hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên, bạn đã biết rõ các loại khớp gối nhân tạo. Đồng thời có quyết định sáng suốt nên thay khớp gối nhân tạo hay không và cách phục hồi nhanh chóng, hiệu quả sau khi thay.