Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất.

Chân bị căng cơ và các vị trí căng cơ chân thường gặp

Vận động quá sức hoặc cơ bắp phải chịu áp lực lớn có thể khiến chúng ta đối mặt với tình trạng căng cơ bắp chân, gây nhiều khó khăn trong hoạt động hằng ngày. Phần lớn trường hợp căng cơ chân không phải vấn đề sức khỏe quá nghiêm trọng. Vậy để hiểu rõ hơn về tình trạng này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Dr.Allen nhé.

Chân bị căng cơ là gì?

Căng cơ chân, hay còn được gọi là căng cơ bắp chân, là một tình trạng tổn thương cơ ở phía sau cẳng chân. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng thường gặp nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 30 đến 50 và các vận động viên thể thao.

Căng cơ chân không chỉ gây ra sự căng cứng và khó chịu ở chân, mà còn ảnh hưởng đến bàn chân, mắt cá chân và khớp gối, khiến cho họ không thể hoạt động bình thường. Tình trạng này đặc biệt gây khó khăn khi tham gia các hoạt động thể thao như chạy bộ, cầu lông, bóng đá và thậm chí cả trong việc di chuyển hàng ngày. Nếu không được điều trị đúng cách và không có sự nghỉ ngơi thích hợp, cơ bắp chân có thể bị căng quá mức, vượt ngưỡng chịu đựng và dẫn đến các vết rách cơ.

Mức độ căng cơ chân

Mức độ căng cơ chân thường được chia thành ba cấp độ cụ thể:

  • Mức độ 1: Cơ bắp chân căng cơ ở cấp độ này thường xuất hiện những vết rách nhỏ. Người bệnh có thể cảm thấy khó chịu và đau nhẹ, nhưng vẫn có thể thực hiện các hoạt động hàng ngày bình thường.
  • Mức độ 2: Người bệnh ở mức độ này có thể gặp đau khi đi bộ, không thể tập thể dục, chạy hoặc nhảy. Vùng bắp chân sẽ sưng to và thường mất từ 5 đến 8 tuần để phục hồi hoàn toàn.
  • Mức độ 3: Đây là mức độ chấn thương nặng nhất. Ở mức độ này, có thể xảy ra rách hoặc đứt hoàn toàn các sợi cơ. Người bệnh sẽ không thể đi lại bình thường và có triệu chứng như co cơ bắp và vùng bị bầm tím gia tăng. Trong trường hợp này, cần điều trị trong khoảng 3 đến 4 tháng và có thể cần phẫu thuật để điều trị hoàn toàn.

Triệu chứng khi cơ bắp chân bị căng cơ

Triệu chứng của cơ bắp chân căng cơ thường bao gồm khó khăn khi kiễng chân lên hoặc gập cổ chân lại, cảm giác tê ngứa, đau âm ỉ ở bắp chân (đau gia tăng khi hoạt động), đau đột ngột phía sau cẳng chân, và sưng to hoặc bầm tím ở vùng bắp chân. Khi xuất hiện các triệu chứng này, việc nghỉ ngơi và quan sát biểu hiện của cơn đau và tình trạng căng cơ là quan trọng, và người bệnh cần thăm khám để có biện pháp can thiệp kịp thời nếu cần.

dui

Một số vị trí thường bị căng cơ

Căng cơ đùi

Căng cơ đùi, còn được gọi là căng cơ bắp đùi, là một chấn thương rất phổ biến, đặc biệt là ở những người thường xuyên tham gia hoạt động thể thao.

Vùng đùi bao gồm bốn nhóm cơ chính thường dễ bị tổn thương và căng cơ, bao gồm:

  • Căng cơ đùi trước: Đây là nhóm cơ tứ đầu đùi, chức năng chính của chúng là duỗi gối và gập háng.
  • Căng cơ đùi sau: Bao gồm cơ gân kheo (bao gồm cơ nhị đầu đùi, cơ bán gân và cơ bán màng), chức năng chính của nhóm cơ này là gập gối và duỗi đùi.
  • Nhóm cơ bên trong đùi: Nhóm cơ này thường chịu trách nhiệm cho việc khép đùi.
  • Nhóm cơ bên ngoài đùi: Bao gồm cơ căng mạc đùi và dải chậu chày, vận động chủ yếu là dạng đùi.

Trong số này, nhóm cơ đùi sau (gồm cơ gân kheo), cơ tứ đầu ở phía trước và cơ bên trong thường có nguy cơ bị căng và rách cao hơn, đặc biệt khi sử dụng cho các hoạt động tốc độ cao như điền kinh (bao gồm chạy, vượt rào và nhảy xa), bóng rổ và bóng đá.

Rách cơ đùi thường xảy ra khi cơ bị kéo căng quá giới hạn, gây tổn thương cho các sợi cơ. Thường thì tổn thương này xảy ra gần điểm mà cơ kết nối với các mô cứng và gân.

Cách chữa căng cơ đùi

Để chữa căng cơ đùi ban đầu, nguyên tắc RICE thường được áp dụng:

  • R (Rest) – Nghỉ ngơi: Ngừng các hoạt động có thể gây đau chân và tạo điều kiện cho cơ bắp phục hồi. Sử dụng nạng hỗ trợ đi lại có thể được khuyến nghị để giảm áp lực lên chân.
  • I (Ice) – Lạnh: Chườm lạnh trong khoảng 20 phút mỗi lần, lặp lại nhiều lần trong ngày. Lưu ý không đặt đá lạnh trực tiếp lên da. Sau ba ngày, bạn có thể sử dụng phương pháp chườm nóng.
  • C (Compression) – Nén ép: Sử dụng băng mềm hoặc băng gạc đàn hồi để nén phần đùi bị tổn thương và giúp giảm sưng đau.
  • E (Elevation) – Nâng cao: Nếu có thể, giữ chân ở vị trí nâng cao hơn tim để giảm sưng phù.

Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc giảm đau và kháng viêm NSAIDs như ibuprofen để giảm đau. Sau khi sưng và đau giảm đi, vật lý trị liệu thường được khuyến nghị, bao gồm các bài tập tăng cường và ổn định để giúp cơ đùi phục hồi hoạt động bình thường trở lại.

Trong trường hợp các biện pháp bảo tồn không hiệu quả, phẫu thuật có thể cần được xem xét nếu cơ đùi đã bị rách hoàn toàn.

Căng cơ gân kheo

Cơ gân kheo, một nhóm cơ nằm ở phía sau đùi, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện động tác gập gối. Những thói quen không đúng hoặc quá mức trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong tập luyện thể chất và các môn thể thao có thể dẫn đến tình trạng căng cứng của nhóm cơ này và gây ra chấn thương gân kheo.

dui

Hầu hết các trường hợp chấn thương gân kheo có thể tự phục hồi sau một thời gian, tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, bệnh nhân có thể phải đối mặt với tình trạng mất khả năng hoạt động chân một cách linh hoạt.

Chấn thương gân kheo là hiện tượng mà một hoặc nhiều cơ tại phía sau đùi (gọi là cơ gân kheo) bị căng quá mức hoặc thậm chí bị rách. Mức độ nghiêm trọng của chấn thương này được chia thành ba cấp độ như sau:

  • Độ 1: Cơ gân kheo bị căng cứng và có dấu hiệu bị rách, nhưng không nghiêm trọng.
  • Độ 2: Một phần của cơ gân kheo bị rách.
  • Độ 3: Đây là mức độ nghiêm trọng nhất với việc cơ gân kheo bị rách hoàn toàn, và trong trường hợp này, phẫu thuật có thể là cần thiết để điều trị.

Căng cơ ống đồng

Căng cơ ống đồng là một tình trạng khiến người mắc phải cảm thấy đau nhức trong xương ống chân, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này, bao gồm:

  • Hoạt động vận động quá mức: Đi bộ, chạy, nhảy quá nhiều có thể làm cơ xương chân mệt mỏi, đặc biệt là xương ống chân.
  • Thể thao không khởi động kỹ: Tập thể dục hoặc chơi thể thao mà không khởi động kỹ trước khi luyện tập có thể gây đau nhức trong xương ống chân.
  • Lao động cường độ cao: Mang vác vật nặng, làm việc quá sức, đứng lâu, đi lại nhiều có thể gây quá tải cơ xương khớp và gây ra mệt mỏi.
  • Bệnh lý: Người bệnh mắc các bệnh lý như viêm cơ, ung thư xương cẳng chân, viêm xương có thể xuất hiện triệu chứng đau nhức trong xương ống chân khi hoạt động.
  • Chấn thương: Các chấn thương từ bên ngoài hoặc tác động mạnh có thể gây tổn thương xương khớp và gây ra đau nhức.
  • Thanh thiếu niên: Thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển thường gặp những cơn đau nhức chân, đây thường được xem là dấu hiệu bình thường do xương và sụn phát triển nhanh trong khi cơ bắp chưa phát triển theo kịp.
  • Thiếu vitamin D và canxi: Tình trạng thiếu vitamin D và canxi ở phụ nữ mang thai và sau sinh có thể gây đau nhức trong xương ống khuyển.

Chân bị căng cơ có nguy hiểm không?

Về cơ bản, cơ chân căng cứng không nguy hiểm, và có thể tự phục hồi trong hầu hết các trường hợp khi thực hiện các biện pháp chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các triệu chứng như đau nhức không giảm sau một tuần áp dụng biện pháp chăm sóc tại nhà, hoặc có triệu chứng nóng, đỏ tại vùng tổn thương, hoặc đau nhức dữ dội khi vận động, bạn nên nhanh chóng đi khám để được xử trí sớm và ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng.

Đối tượng dễ bị căng cơ chân

Không ai tránh khỏi nguy cơ bị căng cơ chân, nhưng mức độ nguy cơ này có thể khác nhau. Chấn thương này thường xuất hiện phổ biến ở các vận động viên và những người thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể dục. Đặc biệt, những người trên 65 tuổi có nguy cơ cao hơn bị căng cơ do cơ bắp thường suy yếu theo thời gian.

dui

Ngoài ra, có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ chấn thương này, bao gồm:

  • Sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc, trong đó có thuốc hạ cholesterol, có thể tác động đến cơ bắp và gây căng cơ.
  • Các bệnh lý: Những bệnh lý như suy giáp, bệnh gan, bệnh thận, đái tháo đường hoặc bệnh động mạch ngoại biên có thể làm tăng nguy cơ căng cơ chân.
  • Phù: Tình trạng phù do tích tụ dịch ở cẳng chân cũng có thể gây căng cơ.
  • Rối loạn điện giải: Rối loạn điện giải do mất nước hoặc qua quá trình lọc máu (dialysis) cũng có thể là nguyên nhân gây căng cơ.
  • Hút thuốc: Hút thuốc cũng được liệt kê là một yếu tố có thể tăng nguy cơ căng cơ chân.
  • Mang thai: Phụ nữ mang thai cũng có thể trải qua tình trạng căng cơ chân do tác động của sự thay đổi về trọng lượng cơ thể và nội tiết trong thai kỳ.

Cách xử trí khi chân bị căng cơ

Khi gặp căng cơ bắp chân, có một số biện pháp điều trị có thể được áp dụng như sau:

1. Nghỉ ngơi

Để hỗ trợ quá trình phục hồi và ngăn ngừa tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, việc nghỉ ngơi là cực kỳ quan trọng. Người bệnh cần tạm dừng các hoạt động thể chất để tránh làm tổn thương thêm các cơ ở bắp chân.

2. Chườm đá

Chườm đá là một biện pháp giúp giảm sưng và đau hiệu quả khi gặp căng cơ bắp chân. Trong khoảng thời gian 48 – 72 giờ sau chấn thương, chườm đá nhanh chóng có thể giúp giảm đau. Mỗi lần chườm lạnh nên kéo dài khoảng 15 – 20 phút, và nghỉ ít nhất 2 tiếng giữa các lần. Trong 24 giờ đầu sau chấn thương, bạn nên thực hiện chườm đá thường xuyên hơn, với thời gian nghỉ giữa các lần khoảng 30 – 60 phút.

3. Dùng thuốc

Trong một số tình huống, thuốc giảm đau có thể hữu ích, như ibuprofen hoặc naproxen. Tuy nhiên, cần hạn chế sử dụng thuốc giảm đau và tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh phụ thuộc vào thuốc và nguy cơ tổn thương gan, thận và dạ dày.

4. Phẫu thuật

Bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật trong các tình huống sau:

  • Rách cơ hoặc gân.
  • Rách mạch máu do căng cơ quá mức.
  • Không thấy cải thiện từ liệu pháp nội khoa.

Trong trường hợp phẫu thuật, người bệnh sẽ được tiến hành phẫu thuật dưới tình trạng gây mê hoặc gây tê tuỷ sống. Sau đó, bác sĩ sẽ nối hai đầu cơ hoặc mạch máu lại với nhau thông qua một cắt nhỏ trên da. Sau ca phẫu thuật, người bệnh có thể cần đeo băng bó trong khoảng 3 – 4 tuần hoặc cho đến khi tổn thương hoàn toàn lành. Sau đó, bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập tăng cường cơ bắp và khối lượng cơ, nhằm cải thiện sức mạnh và khôi phục chức năng vận động chân.

Đối với căng cơ bắp chân, việc nhanh chóng áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà là rất quan trọng. Người bệnh cần tự theo dõi và thăm khám nếu tình trạng căng cơ kéo dài trong nhiều ngày mà không có dấu hiệu giảm đi. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và rút ngắn thời gian phục hồi.

dui

Ngoài ra, nếu các bạn đang gặp phải các vấn đề về xương khớp liên quan đến cột sống, cổ vai gáy và chưa tìm được phương pháp và địa chỉ khám, điều trị phù hợp thì có thể tham khảo thêm về dịch vụ khám và điều trị bệnh xương khớp tại bằng phương pháp NẮN CHỈNH XƯƠNG KHỚP tại Phòng khám quốc tế Dr.Allen Chiropractic.

Dr.Allen Chiropractic là đơn vị tiên phong ứng dụng liệu pháp Chiropractic (nắn chỉnh xương khớp) trong phác đồ đa chuyên khoa điều trị bệnh lý cơ – xương khớp – cột sống mang lại hiệu quả tối ưu mà KHÔNG PHẪU THUẬT – KHÔNG DÙNG THUỐC. Không chỉ giúp khách hàng chữa lành các cơn đau, điều trị từ gốc bệnh mà còn hướng tới giúp khách hàng thay đổi quan điểm, thói quen chủ động chăm sóc sức khỏe xương khớp.

Với mục tiêu giúp người Việt được sử dụng dịch vụ y tế chuẩn Mỹ, Dr.Allen Chiropractic hội tụ đội ngũ bác sĩ Hoa Kỳ trên 10 năm kinh nghiệm, tốt nghiệp tại các trường đào tạo Chiropractic nổi tiếng trên thế giới. Đồng thời, Dr.Allen Chiropractic cũng là đơn vị đi đầu trong việc trang bị hệ thống công nghệ tối tân nhất hiện nay và chú trọng trải nghiệm dịch vụ 5* mang lại sức khỏe toàn diện cho người Việt.

Mọi câu hỏi của bạn về các bệnh lý xương khớp và dịch vụ của Dr.Allen Chiropractic vui lòng liên hệ qua hotline 19001599 để được tư vấn thêm.