Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất.

Các loại bệnh xương gót chân thường gặp

Bàn chân, một cơ quan quan trọng của cơ thể, có nhiệm vụ giúp con người giữ thăng bằng, di chuyển và hoạt động dễ dàng. Vì vậy, cấu trúc xương của bàn chân là vô cùng phức tạp. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về giải phẫu xương bàn chân, đặc biệt là giải phẫu xương gót chân, để giúp bạn phòng ngừa những bệnh lý phổ biến liên quan đến bộ phận này.

Gót chân là gì?

Xương gót chân là bộ phận ở cuối bàn chân được tạo thành từ xương gót chân. Gót chân cùng với bàn chân, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và giữ thăng bằng cho cơ thể. Đau xương gót chân thường xảy ra do áp lực di chuyển hoặc mang vác nặng, gây khó chịu và mất hiệu quả trong các hoạt động hàng ngày.

Trong tiếng Anh, gót chân được gọi là “heel”. Mọi người đều mong muốn có một đôi gót chân đẹp và khỏe mạnh, vì vậy việc chăm sóc và bảo vệ bàn chân là vô cùng quan trọng.

Bàn chân không phải chỉ là một khối xương liền nhau mà thực ra được tạo thành từ nhiều đoạn xương nhỏ, được nối với nhau thông qua các khớp, mô và cơ liên kết. Do đó, thậm chỉ một chấn thương nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xương bàn chân toàn bộ. Việc giữ gìn sức khỏe và phòng ngừa các chấn thương là rất quan trọng để bảo vệ bàn chân và đảm bảo hoạt động tốt của cơ thể.

Hình ảnh xương gót chân

bình   x   quang   hồng   gì

Các bệnh đau xương gót chân thường gặp

Các bệnh đau xương gót chân thường gặp gồm:

Viêm xương gót chân

Viêm xương gót chân, hay còn được gọi là viêm gân gót chân, là tình trạng tổn thương vùng gót chân do gân Achilles hoạt động quá mức và chịu quá tải về lực và trọng lực. Gân Achilles là khu vực có ít mạch máu, cách chỗ bám vào xương gót chân khoảng từ 3 đến 6 cm và cấu tạo của gân bao gồm nhiều sợi collagen nhỏ, vì vậy chỉ cần một tác động bất ngờ cũng đủ gây tổn thương gót chân.

Viêm gân Achilles được chia thành hai loại: viêm điểm bám gân Achilles và viêm sợi gân. Viêm điểm bám gân tác động tới nơi thấp nhất của gân, nơi gân được gắn vào xương gót chân. Trong khi đó, viêm sợi gân là tình trạng viêm liên quan tới các sợi ở phần giữa của gân và thường xảy ra ở người trẻ tuổi.

Căng thẳng lặp đi lặp lại nhiều lần ở chân là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm gân Achilles, đặc biệt là đối với những người tập thể dục quá mức hoặc là vận động viên. Ngoài ra, một số bệnh lý xương khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm trùng cũng có thể gây ra viêm gân gót chân.

Các nguyên nhân phổ biến khác bao gồm không khởi động hoặc khởi động sai cách trước khi tập thể dục, căng cơ chân khi thực hiện những động tác lặp lại nhiều lần, chơi các môn thể thao yêu cầu đổi hướng, di chuyển nhanh, gia tăng các hoạt động thể chất đột ngột mà không cho cơ thể thích nghi, đi giày không vừa chân, giày quá cũ hoặc chất lượng kém, mang giày cao gót liên tục trong thời gian dài, xuất hiện gai xương ở phía sau gót chân (gai gót chân), thoái hóa gân do tuổi tác.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ tổn thương gân gót chân bao gồm giới tính, tuổi tác, hội chứng bàn chân bẹt, mắc các bệnh lý như vảy nến hay tăng huyết áp và ảnh hưởng của thuốc cũng là một yếu tố có thể gây ra viêm gân gót chân Achilles, ví dụ như một số loại thuốc kháng sinh như fluoroquinolones có thể làm gia tăng nguy cơ viêm gân gót chân Achilles.

Viêm gân Achilles gây ra các triệu chứng như đau, sưng và cảm giác đau nhức khi di chuyển ở vùng gót chân. Nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như rách gân Achilles hoặc hình thành gai xương gót chân.

Để phòng ngừa và điều trị viêm gân Achilles, người bệnh cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ tập luyện, chọn giày phù hợp và đúng cách, đồng thời điều chỉnh hoạt động thể chất sao cho hợp lý. Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị như đặt băng keo, uống thuốc giảm đau hoặc phẫu thuật có thể được sử dụng để giảm đau và khôi phục chức năng bàn chân. Nếu bạn gặp các triệu chứng viêm gân Achilles, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

bình   x   quang   hồng   gì

Thoái hóa xương gót chân

Bệnh thoái hóa xương gót chân là một tình trạng xảy ra khi sụn giữa hai đầu xương gót chân bị tổn thương, kèm theo phản ứng viêm tại chỗ và lượng dịch nhầy giúp bôi trơn ở điểm nối giữa hai đầu xương. Thường thì bệnh này thường xảy ra ở người cao tuổi, khi phần sụn trở nên mỏng và dễ bị rách, hai đầu xương thường xuyên tiếp xúc gây đau nhức xương gót chân. Tuy nhiên, thoái hóa xương gót chân cũng có thể xảy ra do chấn thương hoặc va đập gây tổn thương vùng gót chân.

Các triệu chứng của bệnh thoái hóa xương gót chân bao gồm đau ở vùng mặt dưới gót chân, đau tăng lên khi thay đổi động tác từ nằm sang ngồi hoặc đi đứng lâu. Cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và giảm dần. Nếu bạn bị các triệu chứng này, hãy đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị hiệu quả.

Việc điều trị bệnh thoái hóa xương gót chân thường tập trung vào các biện pháp hồi phục sụn khớp và giảm các triệu chứng do bệnh gây ra. Biện pháp đầu tiên bao giờ cũng là nghỉ ngơi và giữ bàn chân bất động ở tư thế trung gian vào buổi tối, chườm túi đá vào vùng gót chân, tránh đi chân đất, tập các bài tập duỗi cơ cẳng chân như kéo các ngón chân về phía mặt trước cẳng chân nhiều lần vào buổi sáng.

Đi giày dép có lót đế mềm hoặc giày dép chỉnh hình khi có bất thường xương bàn chân. Nếu đau quá mức, bạn có thể dùng thuốc chống viêm giảm đau không steroid như aspirin, diclofenac, meloxicam hoặc tiêm corticoid tại chỗ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trong trường hợp các phương pháp trên không cải thiện được tình trạng bệnh, thậm chí còn đau tăng nặng, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật.

bình   x   quang   hồng   gì

Bài viết trên đây giúp bạn phần nào hiểu được về cấu tạo gót chân và 2 loại bệnh thường gặp ở vị trí này. Hi vọng rằng với những thông tin trên đây hữu ích với bạn và gia đình.