Đặt lịch khám

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể phục vụ Quý khách được tốt nhất.

Giải đáp nguyên nhân bà bầu bị đau lưng và cách khắc phục an toàn

Theo thống kê, có tới 50 – 80% bà bầu gặp phải triệu chứng đau lưng trong thai kỳ. Vậy tại sao mang thai lại đau lưng, làm thế nào để khắc phục tình trạng này một cách an toàn?

Những biểu hiện đau lưng ở mẹ bầu

Đa số các bà bầu đều gặp phải tình trạng đau lưng khi vào các tháng đầu hoặc cuối thai kỳ. Nhưng tùy theo thể trạng, mỗi người lại có mức độ đau và biểu hiện khác nhau như:

  • Đau xuất hiện ở 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ
  • Cảm giác mỏi, đau nhức ở ngang lưng, lưng dưới
  • Đau vùng khớp nối giữa xương chậu và xương cùng
  • Cơn đau tăng nhiều về đêm.

Vì sao mẹ bầu hay bị đau lưng?

Để giải đáp “tại sao mang thai lại đau lưng”, các chuyên gia cơ xương khớp chỉ ra 4 lý do phổ biến sau đây:

Cột sống phải chịu áp lực lớn: Khi mang thai, tử cung ngày càng lớn để phù hợp với quá trình phát triển của thai nhi. Do đó, cột sống thắt lưng của thai phụ ngày càng bị cong về trước, phần cột sống ngực và cùng cụt cong về phía sau, trọng tâm cơ thể bị lệch. Đặc biệt, trọng lượng của thai nhi làm tăng tải trọng lên cột sống, tăng áp lực lên các dây chằng, dây thần kinh ở vùng xương chậu, thắt lưng. Kết quả là càng về giữa, cuối thai kỳ, triệu chứng đau lưng càng gia tăng.

Cơ bụng yếu đi: Cơ bụng có nhiệm vụ hỗ trợ nâng đỡ cột sống và ổn định sức khỏe vùng lưng. Nhưng khi mang thai, sự phát triển của thai nhi khiến các cơ này bị căng ra và yếu đi. Từ đó khiến các cơ lưng bị chèn ép và gây ra đau lưng cho các mẹ bầu nhất là khi vận động, đi lại.

mới

Sự xuất hiện của hormone Relaxin: Trong thời gian thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ tiết ra hormone có tên là Relaxin. Chúng có tác dụng giúp dây chằng ở vùng xương chậu giãn nở, để khi sinh thì tử cung sẽ dễ dàng đẩy em bé ra ngoài. Chính điều này lại vô tình gây ra các cơn đau thắt lưng, đau vùng chậu khi các khớp quá lỏng lẻo.

Do bệnh lý cột sống: Các bệnh lý như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm… cũng là những nguyên nhân khiến mẹ bầu đau lưng. Các biểu hiện mẹ bầu có thể gặp là: đau lưng lan xuống hông, đùi, kèm theo cảm giác tê bì, châm chích như kiến bò. Cơn đau tăng khi đi lại, ngồi nhiều, thuyên giảm khi nghỉ ngơi.

Cách khắc phục đau lưng an toàn cho mẹ bầu

Để hạn chế và giảm thiểu cơn đau lưng trong thai kỳ, các mẹ bầu có thể áp dụng các cách sau đây:

Tập luyện nhẹ nhàng: Ngay cả khi mang thai, mẹ cũng đừng quên tập các bài tập vận động nhẹ nhàng với các bộ môn như yoga, đi bộ, bơi lội… Các hoạt động này không chỉ tăng sức khỏe các khối cơ lưng và bụng, giúp thư giãn cột sống giảm đau lưng mà còn tăng sự linh hoạt, dẻo dai cho toàn bộ cơ thể, từ đó hỗ trợ quá trình sinh nở dễ dàng hơn.

Luôn duy trì các tư thế đúng: Trong sinh hoạt hàng ngày, các mẹ bầu nên chỉnh sửa các tư thế đúng khi ngồi, đi hay đứng. Nên duy trì đứng thẳng, ngồi thẳng lưng, tránh cúi người đột ngột. Khi ngủ nên nằm ở tư thế nghiêng về một bên, dùng gối để kẹp chân, đỡ vùng bụng để hỗ trợ tốt nhất cho cột sống lưng.

Massage, chườm ấm cho lưng: Việc massage, chườm ấm giúp cơ thể mẹ bầu được thư giãn, các cơ co cứng được giãn ra, giúp giảm đau mỏi hiệu quả và tăng cường tuần hoàn lưu thông máu rất tốt.

Dùng các dụng cụ hỗ trợ như mang đai bụng, dùng nệm để dựa lưng khi ngồi… để giảm tải cho cột sống tránh bị cong quá mức.

Tránh các thói quen xấu như: đứng hoặc ngồi quá lâu, mang vác vật nặng, cúi gập bụng, mặc quần áo bó sát gây thít vào bụng và lưng gây đau nhức; thức quá khuya…

mới

Đẩy lùi cơn đau lưng bằng trị liệu Chiropractic: Đây là một phương pháp trị đau lưng khi mang thai rất an toàn và hiệu quả. Với phương pháp này, bác sĩ thần kinh cột sống sẽ dùng tay nắn chỉnh với lực nhẹ nhàng, tác động lên cột sống, giúp sắp xếp các đốt sống sai lệch, giải phóng các chèn ép lên cột sống và dây thần kinh, nới lỏng các cơ và dây chằng, đưa cột sống về trạng thái cân bằng tự nhiên. Nhờ vậy, cơn đau được thuyên giảm nhanh chóng.

Nhìn chung, nguyên nhân bà bầu bị đau lưng rất phổ biến, nhưng tuyệt đối không nên chủ quan. Để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé, chị em nên theo dõi kỹ các triệu chứng. Nếu cơn đau kéo dài và có triệu chứng bất thường, cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.