Giải phẫu cột sống cổ, thắt lưng cần phải hết sức lưu ý, thận trọng. Tìm hiểu chi tiết cấu tạo và xác định được các mốc giải phẫu là việc làm quan trọng hàng đầu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây.
Giải phẫu cột sống là gì?
Nhắc đến giải phẫu cột sống ta cần đặc biệt chú ý đến tủy sống và cột sống. Tủy sống là phần nối dài của hệ thần kinh trung ương, bắt đầu từ phía dưới thân não và kết thúc ở vùng thấp của lưng. Phía cuối của tủy sống rất nhỏ, nhìn giống hình chóp nón nên được gọi là chóp tủy. Điểm bắt đầu của tủy sống chính là đốt sống cổ cao nhất C1 đến đốt thắt lưng cao nhất L1.
Ở vị trí cuối cùng hay còn gọi là chóp tủy có rất nhiều rễ thần kinh đi ra. Xung quanh tủy sống gồm các dịch não tủy và được bọc trong các lớp màng não bảo vệ. Cột sống sẽ gồm 33 đốt sống với 5 đốt sống kết hợp tạo thành xương cùng và 4 đốt sống nhỏ ở cuối cùng tạo thành xương cụt. Cột sống gồm 4 phần đó là cột sống cổ, cột sống ngực, cột sống thắt lưng và cột sống cùng.
Cột sống cổ định vị tại vùng cổ, từ C1 đến C7. Cột sống ngực định vị tại ngực từ T1 đến T12. Cột sống thắt lưng định vị tại khu vực thắt lưng, từ L1 đến L5. Cột sống cùng định vị tại vùng chậu, từ S1 đến S5. Ở giữa các thân đốt sống thường có các đĩa đệm để nâng đỡ cột sống. Địa đệm có vòng xơ dai, chắc, hình bầu dục, ở giữa có nhân đệm mềm mại để triệt tiêu lực tác động lên cột sống.
Cách xác định các mốc giải phẫu cột sống
Ngửa cổ ra sau ta sẽ thấy vùng C4 sâu nhất. Tiếp theo là vùng C7 mỏm gai dài nhất và vùng D1 sát nhau. Cúi cổ xuống hoặc quay đầu sẽ thấy C7 cử động, T1 không cử động. Đốt T3 nằm trên đường thẳng nối hai bờ trong, gióng từ xương của mỏm vai đến sát cột sống. T7 sẽ nằm ở vị trí ngang với đường nối hai góc xuống dưới sát xương bả vai, gần giữa đốt sống lưng.
Đốt sống thắt lưng L4, L5 sẽ cùng nằm trên một đường thẳng được nối bởi hai bờ trên xương hông. Lúc đứng thẳng thì nữ giới sẽ thấy các đốt sống này đều và thẳng hàng. Còn giam giới sẽ thấy hai đốt L4, L5 hơi lõm xuống một chút về phía trước. Đặc biệt, đốt sống hông từ S1 đến S5 lại hướng về phía sau đồng thời S5 là điểm cao nhất của đốt sống hông.
Giải phẫu cột sống cổ
Cột sống cổ gồm 7 đốt C1 đến C7 hơi cong hướng ra phía trước. Những điểm cần lưu ý là giữa đốt C1, C2 và xương chầm sẽ không có đĩa đệm, lỗ tiếp hợp. Bắt đầu từ đốt C2 trở đi sẽ liền kề với nhau. Khớp đĩa đệm gian đốt sẽ luôn chịu áp lực tải trọng lớn còn khớp sống sẽ có các hoạt dịch, chất bôi trơn bên trong. Khớp bán nguyệt chỉ xuất hiện trên cột sống cổ.
Khớp bán nguyệt có đặc điểm nhận dạng là hai mấu bán nguyệt ở góc bên ngoài. Hai góc dưới ngoài thuộc thân đốt trên hình thành nên 2 khớp bán nguyệt tại mỗi khe gian đốt. Khớp này chi phối đến các cử động quay của vùng cổ, không có dịch khớp nên rất dễ bị tổn thương. Đây cũng là khớp dễ bị thoái hóa cột sống cổ nhất, bạn cần hết sức lưu ý.
Giải phẫu cột sống thắt lưng
Cột sống thắt lưng là trung tâm cơ thể giúp nâng đỡ cơ thể vững vàng. Nhìn từ bên ngoài sẽ thấy các thân đốt sống rất rộng, lớn. Hai đốt sống L1, L2 thường cao hơn L4 và L5. Bên cạnh đó, phần mỏm của đốt sống cũng hẹp, mỏng và dài bắt đầu từ đốt L1 đến L3. Mỏm gai sẽ hướng ngang ra phía sau, mỏm khớp bên trên lại dẹt mỏng theo chiều ngang, mỏm khớp dưới lồi hình trụ.
Ở bên trong gồm có khớp đốt sống, đĩa đệm gian đốt, mâm sụn, vòng sợi, nhân nhầy, đĩa đệm thắt lưng, lỗ ghép thắt lưng. Ngoài ra còn có các dây chằng thắt lưng, ống sống thắt lưng, rễ, dây thần kinh tủy sống. Đặc biệt là đoạn vận động đốt sống sẽ gồm có khớp đốt sống, khoang gian đốt, dây chằng vàng, dây chằng dọc trước và sau cùng nhiều phần mềm khác.
Giải phẫu đĩa đệm cột sống
Đĩa đệm cột sống sẽ gồm có nhân nhầy, vòng sợi và mâm sụn. Nhân nhầy nằm ở trung tâm đĩa đệm. Thường sẽ hơi lệch ra phía sau, chứa chất gelatin với tác dụng hút, ngậm nước và ngăn cản sự khuếch tán nước ra ngoài. Nhân nhầy sẽ hấp thu các chấn động theo trục thẳng đứng đồng thời di chuyển như một viên bi trong các động tác hàng ngày của cột sống. Vòng sợi là các sợi sụn có tính đàn hồi, đan ngược hình xoắn ốc rất chắc chắn.
Vòng sợi chính là chu vi của đĩa đệm đồng thời các lá sợi ngoại vi sẽ xếp sát vào nhau. Các lá sợi trung tâm thì xếp lỏng dần, không còn chặt chẽ xung quanh nhân nhầy. Cuối cùng là mâm sụn gồm 2 tấm sụn trong suốt cấu tạo bởi chất hyaline. Mâm sụn sẽ gắn chặt vào hai mặt trên và dưới của hai thân đốt sống liền kề. Mâm sụn gồm các lỗ nhỏ khá giống lỗ sàng dùng để nuôi dưỡng đĩa đệm đồng thời bảo vệ đĩa đệm từ các tác nhân vi khuẩn.
Dr.Allen Chiropractic tự hào là đơn vị trị liệu cột sống hiệu quả, chất lượng hàng đầu tại Việt Nam. Ứng dụng phương pháp nắn chỉnh Chiropractic nổi tiếng từ Mỹ, không xâm lấn, tuyệt đối an toàn và hiệu quả nhanh chóng.